Tiểu Luận Hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề khi giải bài tập hoá học

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hướng dẫn học sinh phát hiện và giải
    quyết vấn đề khi giải bài tập hoá học
    PHẦN MỞ ĐẦU
    I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1. Lý do khách quan:
    Thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học
    suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào
    trước hết người học biết “Học cách học” và người dạy biết “Dạy cách học”. Như vậy thầy
    giáo phải là “Thầy dạy việc học, là chuyên gia của việc học”.
    Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tạo, chứ không
    còn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
    Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt
    thì phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực
    tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, tập dượt
    cho học sinh biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong
    cuộc sống của các nhân, gia đình và cộng đồng, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp
    dạy học mà được đặt ra như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Mặt khác, để thực hiện tốt
    việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo chủ
    trương áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra và thi cử. Trắc nghiệm
    khách quan là phương pháp kiểm tra kiến thức chính xác khách quan. Thông qua các câu
    hỏi và bài tập trắc nghiệm các em học sinh có dịp củng cố khắc sâu các kiến thức đã học
    trong sách giáo khoa, đồng thời nó giúp thầy và trò điều chỉnh việc dạy và học nhằm đạt
    kết quả cao hơn.
    2. Lý do chủ quan :
    Trong giảng dạy và học tập bộ môn hoá học ở trường phổ thông, nếu chúng ta tích
    cực sử dụng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan kết hợp với bài tập tự luận thì kết
    quả học tập sẽ tốt hơn. Để làm bài tập việc đầu tiên phải nắm vững và hiểu sâu lí thuyết
    đến mức phát biểu thành lời. Việc hiểu lí thuyết đến phát biểu thành lời và giải nhanh các
    bài tập theo tôi là khâu còn hạn chế của học sinh
    Thực tế qua giảng dạy bộ môn hoá học bậc THCS cho thấy :
    Nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập hoá học, lí do là học sinh chưa nắm được
    phương pháp chung để giải hoặc thiếu kĩ năng tính toán . Tuy nhiên đó chưa đủ kết
    luận học sinh không biết gì về hoá học, mà còn do những nguyên nhân khác, khiến
    phần lớn học sinh khi giải bài tập thường cảm thấy khó khăn lúng túng.
    Học sinh chưa nắm được các định luật, các khái niệm cơ bản về hoá học, chưa hiểu
    được đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của ký hiệu, công thức và phương
    trình hoá học.
    Các kỹ năng như xác định hoá trị, lập công thức và phương trình hoá học còn yếu
    và chậm.
    Chưa được quan tâm đúng mức hoặc phổ biến hơn là ít được rèn luyện. Do đó học
    sinh có khả năng giải được các bài tập nhỏ song khi lồng ghép vào các bài tập hoá
    học hoàn chỉnh thì lúng túng, mất phương hướng không biết cách giải quyết.
    Câu hỏi hoặc bài tập do giáo viên đưa ra, chưa đủ kích thích tư duy của học sinh,
    chưa tạo được những tình huống giúp học sinh phát hiện và giải quyết được vấn đề.
    Với suy nghĩ và trong thực tiễn làm công tác giảng dạy, tôi soạn thảo đề tổng kết
    kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề
     
Đang tải...