Tiểu Luận Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Từ năm học 2003 – 2004 các em học sinh lớp 2 trên toàn quốc bắt đầu học môn tiếng Việt theo sách giáo khoa Tiếng Việt 2 ( tập một, tập hai ) của Chương trình Tiểu học mới.
    Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 gồm các bài học thuộc 6 phân môn.Trong các phân môn đó, Tập làm văn là phân môn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
    Là một giáo viên dạy nhiều năm lớp 2, khi bắt tay vào dạy phân môn Tập làm văn cho học sinh, tôi thấy rất hứng thú và tôi quyết định đi sâu nghiên cứu phân môn này nhằm giúp các em học sinh lớp 2 học tốt hơn môn Tập làm văn.
    Bởi vì chúng ta dạy cho học sinh biết cách làm văn chính là dạy cho các em biết cách ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì lý do đó tôi đã nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn
    Chúng tôi thực sự mong muốn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để việc học phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2, đặc biệt là của học sinh tiểu học được phát triển không ngừng.
    Xin trân trọng cảm ơn!


















    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
    Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc.
    Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.
    Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác được tốt hơn. Cho nên tôi chọn cho mình đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 2 học Tập làm văn ” vì tôi nhận thấy đối với người Việt Nam thì Tiếng Việt rất quan trọng trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt.
    Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.
    Chính vì muốn để các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn, an ủi, đề nghị, xin lỗi.) nên ngay từ đầu năm học tôi đã hướng và cùng các em mở rộng hiểu biết về Tiếng Việt qua các phân môn trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn.






    II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
    1. Mục đích nghiên cứu:
    Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh ba kỹ năng chính:
    - Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
    - Tạo lập văn bản phục vụ đời sống hàng ngày.
    - Nói viết những vấn đề theo chủ điểm.
    Dạy Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng không phải là dạy lý thuyết ngôn ngữ, mà đó là việc dạy hoạt động ngôn ngữ. Bởi thế các yếu tố cuả tình huống giao tiếp rất được quan tâm. Nếu như trong dạy câu, tình huống giao tiếp mới chỉ được chú ý một phần thì trong dạy Tập làm văn, tình huống giao tiếp được chú ý một cách toàn diện và đầy đủ hơn, các tình huống hiện ra cũng cụ thể và rõ ràng hơn. Nếu như trong dạy câu, ta có thể lướt nhanh qua những tình huống giao tiếp, thì ngược lại, trong làm văn không thể không đề cập tình huống. Bài văn viết ra bao giờ cũng hướng tới đối tượng người đọc, người nghe cụ thể với những nội dung và mục đích cụ thể. Không thể có một bài văn viết chung chung, không rõ đối tượng, không rõ nội dung và mục đích giao tiếp. Nếu như trong việc dạy câu, việc đánh giá câu đúng, câu sai đã vừa cần phải chú ý đến quy tắc ngôn ngữ, vừa cần phải chú ý đến quy tắc giao tiếp, thì ở bậc bài văn, bậc văn bản lại càng cần phải như thế. Lúc này, việc đánh giá toàn bộ chất lượng bài văn viết ra là ở chỗ có sự phù hợp với giao tiếp hay không, chứ không phải ở một vài điểm đúng sai mang tính chất bộ phận trong từ, trong câu. Những bài văn có sự phù hợp cao với đối tượng, nội dung và mục đích giao tiếp là những bài văn tốt.
    Bởi thế, việc dạy Tập làm văn cho học sinh cần phải chú ý tới việc dạy các em nói, viết đúng quy tắc giao tiếp, đúng nghi thức lời nói, nghĩa là phải chú ý đầy đủ tới những yếu tố ngoài ngôn ngữ nhưng lại để lại dấu ấn đậm nét trong ngôn ngữ.




    2 - Đối tượng nghiên cứu:
    Học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Khương Thượng - Đống Đa – Hà Nội.
     
Đang tải...