Tiểu Luận Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa lịch sử lớp 9.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử là một yêu cầu có tính chất bắt buộc trong công tác giảng dạy nói chung và đối với Lịch sử nói riêng. Đây là một phương tiện rất có hiệu quả và là một nguồn nhận thức rất quan trọng tạo điều kiện để giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy mới, còn người học (học sinh) dễ dàng nhận thức tri thức mới một cách tích cực, chủ động và sáng tạo.
       Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử Trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là học sinh không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần tìm tòi, nghiên cứu những sự kiện có trong sách giáo khoa dưới dạng tổ chức giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó các em hình thành cho mình những hiểu biết về Lịch sử. Theo chương trình cải cách giáo trình học sinh phổ thông hiện nay, các kênh hình rất phong phú và da dạng, bao gồm nhiều chủng loại như: Lược đồ (lược đồ trống và lược đồ diễn biến các trận đánh) sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh (chụp, photo vẽ lại )
    Đây là nguồn tư liệu rất quan trọng trong quá trình dạy và học nó chứa đựng các thông tin tư liệu liên quan đến nội dung của bài học. Vì vậy, trước hết nó có vai trò rất lớn đến việc nhận thức Lịch sử của học sinh, đây là những tư liệu trực quan sinh động nhất, dễ hiểu nhất khi các em làm công tác chuẩn bị bài mới ở nhà. Thông qua kênh hình đã minh hoạ mà các em tự rút ta những nhận xét, những kiến thức liên quan đến các câu hỏi trong bài tập hoặc nó giúp các em hình thành các biểu tượng Lịch sử cụ thể nhất. Sự phong phú, đa dạng của kênh hình trong sách giáo khoa như vậy đòi hỏi giáo viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo nó vừa là nguồn tư liệu tối thiểu nhất, là tài liệu minh hoạ cụ thể kiến thức của bài học đó, giúp giáo viên giảm bớt thời gian để mô tả, trình bày mà hiệu quả nhận thức của các em đều đạt kết quả cao. Tạo được hiệu quả cao đối với mục tiêu của bài học đã đặt ra.
    Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, giáo viên với tư cách là người tổ chức ,hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra những định hướng cơ bản khi sử dụng kênh hình ở sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9 .
    Do thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm chưa nhiều, việc thiếu sót là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu tôi rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...