Chuyên Đề Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nướ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1 Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước
    thải . 1

    Chương 2 Ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản 13
    2.1 Giới thiệu chung . 15
    2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản 16
    2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải 19
    2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất . 20
    2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy
    sản . 20
    2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất 21
    2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá phù
    hợp 26
    2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công
    ty CBTS 01), công suất 3.600 m3
    /ngày đêm . 27
    2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 02 (Công
    ty CBTS 02), công suất 1.200 m3
    /ngày đêm . 34
    2.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 03 (Công
    ty CBTS 03), công suất 400 m3
    /ngày đêm 43

    Chương 3 Ngành Công nghiệp Dệt may . 53
    3.1 Giới thiệu chung . 55
    3.2 Quy trình công nghệ sản xuất . 55
    3.3 Lưu lượng và thành phần nước thải 57
    3.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất . 58
    3.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Dệt may 58
    3.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất 58 ii
    3.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt may được đánh giá phù
    hợp 66
    3.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 01 (Công ty DM
    01), công suất 5.000 m3
    /ngày đêm 67
    3.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 02 (Công ty DM
    02), công suất 2.500 m3
    /ngàyđêm . 75
    3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 03 (Công ty DM
    03), công suất 1.000 m3
    /ngày đêm 82

    Chương 4 Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy . 91
    4.1 Giới thiệu chung . 93
    4.2 Quy trình công nghệ sản xuất . 94
    4.3 Lưu lượng và thành phần nước thải 96
    4.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất . 97
    4.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy . 97
    4.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất 98
    4.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và
    bột giấy được đánh giá phù hợp . 102
    4.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến giấy và bột giấy 01
    (Công ty SXG&BG01), công suất 3.200 m3
    /ngày đêm 103
    4.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 02
    (Công ty SXG&BG 02), công suất 720 m3
    /ngày đêm 115
    4.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 03
    (Công ty SXG&BG 03), công suất 550 m3
    /ngày đêm 124


    Thuyết minh công nghệ
    Nước thải được dẫn vào mương tách mỡ có đặt thiết bị lược rác thô, nhằm
    giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải như xương, da, cá vụn. Các chất
    thải rắn bị giữ lại tại thiết bị lược rác được lấy định kỳ để tái sử dụng (bán
    cho các nhà máy chế biến bột cá) hoặc đổ bỏ.
    Sau đó, nước thải tự chảy vào bể tiếp nhận. Từ đây nước thải được bơm
    chìm bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất thải rắn có kích thước
    nhỏ trước khi tự chảy xuống bể điều hoà. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa
    lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các
    công trình đơn vị phía sau. Thiết bị thổi khí cấp khí vào bể nhằm xáo trộn để
    tránh hiện tượng phân huỷ kỵ khí và giải phóng một lượng chlorine dư phát
    sinh từ công tác vệ sinh nhà xưởng.
    Nước thải từ bể điều hoà được bơm lên bể keo tụ, đồng thời tiến hành châm
    phèn nhôm và polymer nhằm thực hiện quá trình keo tụ/tạo bông. Sau đó
    nước thải tự chảy qua hệ thống tuyển nổi siêu nông, tại đây hỗn hợp khí và
    nước thải được hòa trộn tạo thành các bọt khí mịn dưới áp suất khí quyển,
    các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số
    cặn lơ lửng. Lượng dầu mỡ được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động
    được dẫn về bồn chứa váng nổi để xử lý như chất thải rắn hoặc làm thức ăn
    gia súc. Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ đạt
    hiệu quả loại bỏ SS và dầu mỡ rất cao (có thể đạt > 90%), hiệu quả loại bỏ
    photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện nhờ công trình này.
    Tiếp theo, nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể
    thiếu khí. Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển
    hóa thành nitơ tự do, tuy nhiên nước thải thủy sản đầu vào có nồng độ nitrate
    rất thấp. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí vi sinh vật có khả năng hấp
    phụ photpho cao hơn mức bình thường do photpho lúc này không những chỉ
    cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được
    vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
    Từ bể thiếu khí, nước thải được dẫn sang bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.
    Đây là công trình trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy
    được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện
    thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng
    (bùn hoạt tính) phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các
    hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.
    Sau khi qua bể bùn hoạt tính, nước thải được dẫn sang công trình xử lý sinh
    học thứ 3 là bể sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính dính bám). Bể này có chức
    năng xử lý hoàn thiện các hợp chất nitơ, photpho còn lại trong nước thải.
    Trong bể được lắp đặt vật liệu lọc bằng nhựa PVC đặt ngập trong nước, lớp
    vật liệu này có độ rỗng và diện tích tiếp xúc lớn giữ vai trò làm giá thể cho vi
    sinh vật dính bám. Nước thải được phân phối từ dưới lên tiếp xúc với màng
    vi sinh vật, tại đây các hợp chất hữu cơ, nitơ (quá trình khử nitrate) được loại 38
    bỏ bởi lớp màng vi sinh vật này. Sau một thời gian, chiều dày lớp màng vi
    sinh vật dày lên ngăn cản oxy của không khí không khuếch tán vào các lớp
    bên trong. Do không có oxy, vi khuẩn yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm
    phân hủy yếm khí cuối cùng là CH4 và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật
    cứng rồi bị nước cuốn trôi. Trên bề mặt vật liệu lại hình thành lớp màng mới,
    hiện tượng này được lặp đi lặp lại tuần hoàn và nước thải được khử BOD5 và
    các chất dinh dưỡng triệt để.
    Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám chảy tràn qua bể lắng.
    Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn
    sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi
    sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn sau đó được tách
    nước bằng máy ép bùn. Trong quá trình tách nước, polymer được bổ sung
    tạo điều kiện cho quá trình tách nước của bùn được thực hiện dễ dàng hơn.
    Phần nước trong sau khi qua bể lắng theo máng tràn tự chảy xuống bể trung
    gian. Nước thải từ bể trung gian được bơm cao áp bơm lên bể lọc áp lực
    nhằm loại bỏ triệt để phần cặn lơ lửng còn lại trong nước thải. Sau đó, nước
    thải được dẫn vào bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi thải
    ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi được xử lý bởi hệ thống đạt QCVN
    11:2008, Cột A và được xả ra môi trường hay tái sử dụng.
    Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải:
    Ưu điểm:
    Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản với nồng độ SS, COD, BOD5 và
    dầu mỡ cao, do đó phương pháp xử lý nước thải của Công ty CBTS 02 kết
    hợp các quá trình xử lý cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Trong
    đó, công trình chính là cụm bể thiếu khí - bể bùn hoạt tính hiếu khí –dính
    bám. Trong hệ thống xử lý nước thải, công đoạn tách dầu mỡ đóng vai trò
    hết sức quan trọng. Cụm tách dầu mỡ của hệ thống bao gồm mương tách dầu
    mỡ và bể tuyển nổi siêu nông với áp lực khí hòa tan kết hợp keo tụ. Bể tuyển
    nổi siêu nông là điểm mới của hệ thống xử lý với chiều cao mực nước của bể
    tuyển nổi chỉ 1,1 m. Hiệu suất của bể tuyển nổi siêu nông cao hơn bể tuyển
    nổi khí hòa tan thông thường. Với công nghệ này, hệ thống xử lý nước thải
    của Công ty CBTS 02 có những ưu điểm nổi bật sau đây:
    - Công nghệ được thiết kế đảm bảo đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn xả thải nguồn
    loại A. Nước sau xử lý được sử dụng để tưới cây.
    - Hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan trọng của nước thải thủy sản,
    trong đó hiệu quả xử lý SS > 98%, BOD5 từ 96-98%, hiệu quả xử lý dầu
    mỡ gần như 100%, nitơ từ 47-70% và photpho từ 76-94%.
    - Chi phí vận hành thấp 2.500 VNĐ/m3
    nước thải so với các công nghệ xử
    lý nước thải tương đương (về hiệu quả và quy định xả thải). 39
    - Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị vừa phải: 5.000.000 VNĐ/m3

    nước thải.
    - Diện tích đất xây dựng khá thấp (0,38 m2
    /m3
    nước thải).
    Nhược điểm
    Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư xây dựng - lắp đặt
    thiết bị, chi phí vận hành và mức độ sử dụng đất, hệ thống xử lý nước thải
    của Công ty CBTS 02 vẫn có một số nhược điểm sau:
    - Bể thiếu khí được đặt trước bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng nhưng
    không có dòng tuần hoàn nước từ bể hiếu khí về bể thiếu khí nên hiệu
    quả xử lý nitơ của bể thiếu khí rất thấp.
    - Do nước thành phần nước thải dao động rất lớn nên bể điều hòa có thời
    gian lưu nước 6 giờ là khá thấp, do đó làm giảm khả năng điều hòa nồng
    độ nước thải. Đồng thời trong trường hợp các công trình xử lý gặp sự cố
    cần phải dừng hoạt động thì với thời gian lưu nước, bể điều hòa khó có
    thể đáp ứng được nhu cầu lưu nước thải của nhà máy trong một ngày hoạt
    động bình thường.
    - Bể lọc áp lực được thiết kế dự phò
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...