Tài liệu Hướng dẫn :Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1)

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hướng dẫn :Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1)
    Bộ y tế


    _______

    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    _______________________


    Hướng dẫn :Chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A (H1N1)
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 2762 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 7 năm 2009
    của Bộ trưởng Bộ Y tế)
    _____________________

    Vi rút cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với tỉ lệ tử vong cao. Có 3 týp vi rút cúm là A, B và C, trong đó vi rút cúm A hay gây đại dịch. Các chủng vi rút có thể thay đổi hàng năm.
    Bệnh cúm A (H1N1) lây truyền từ người sang người, diễn biến lâm sàng đa dạng, có nhiều trường hợp nặng, tiến triển nhanh, dễ dẫn tới tử vong. Việc chẩn đoán và điều trị còn gặp nhiều khó khăn.

    I. Chẩn đoán


    Dựa trên các yếu tố và triệu chứng sau:
    1. Yếu tố dịch tễ:
    Trong vòng 7 ngày:
    - Sống hoặc đến từ vùng có cúm A (H1N1).
    - Tiếp xúc gần với người bệnh, nguồn bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A (H1N1).
    2. Lâm sàng:
    Bệnh diễn biến cấp tính và có một số biểu hiện sau đây:
    - Sốt.
    - Các triệu chứng về hô hấp:
    + Viêm long đường hô hấp.
    + Đau họng.
    + Ho khan hoặc có đờm.
    - Các triệu chứng khác
    + Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy.
    Nhiều trường hợp có biểu hiện viêm phổi nặng, thậm chí có suy hô hấp cấp và suy đa tạng.
    3. Cận lâm sàng:
    - Xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên:
    + Real time RT-PCR là xét nghiệm xác định vi rút cúm A (H1N1). Bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, dịch tỵ hầu, dịch phế quản (lấy càng sớm càng tốt).
    + Nuôi cấy vi rút: thực hiện ở những nơi có điều kiện.
    - Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
    - X quang phổi: có thể có biểu hiện của viêm phổi không điển hình.
    4. Tiêu chuẩn chẩn đoán:


    a) Trường hợp nghi ngờ:
    - Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
    b) Trường hợp xác định đã mắc bệnh:
    - Có biểu hiện lâm sàng cúm.
    - Xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm vi rút cúm A (H1N1).
    c) Người lành mang vi rút:
    Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1). Những trường hợp này cũng phải được báo cáo.
    II. điều trị


    1. Nguyên tắc chung:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...