Tiểu Luận hực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
    1. Khái niệm trọng tài thương mại
    Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La - Hay năm 1988, theo đó: "Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp". Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: "Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau". Tóm lại, có thể hiểu trọng tài là phương thức giải quyết một số hoặc toàn bộ các tranh chấp đã và sẽ phát sinh giữa các bên mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng một cơ quan xét xử do các bên thoả thuận lập ra.
    Về hoạt động thương mại, trong phần chú thích của Điều 1 Luật mẫu UNCITRAL, người ta cho rằng “khái niệm thương mại cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tất cả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không. Quan hệ có bản chất thương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn với các giao dịch sau đây: bất kì giao dịch buôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ, hợp đồng phân phối; đại diện thương mại hay đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tư vấn thiết kế cơ khí, li-xăng. đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai thác hoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ”.Còn tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam quy định rõ: “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”.
    Về tranh chấp thương mại, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tồn tại những khái niệm khác nhau về tranh chấp thương mại, nhưng có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Tranh chấp thương mại phải hội tụ đủ các yếu tố sau: tranh chấp thương mại trước hết là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể; những mâu thuẫn, bất đồng đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại; những mâu thuẫn, bất đồng đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
    Như vậy, trọng tài thương mại là quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại do các bên tự nguyện lựa chọn trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một quyết định (phán quyết trọng tài) có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã định nghĩa ngắn gọn “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này”.
    2. Các hình thức trọng tài thương mại

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
    - GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI II ( Đại Học Luật Hà Nội)
    - Luật trọng tài thương mại năm 2010
    - Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam ( Trần Thị Lan Chi).
    - Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về pháp luật trọng tài ở Việt Nam ( Nguyễn Minh Châu)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...