Luận Văn hực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ ở Tỉnh Tha

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều ngành luật khác nhau với những biện pháp trách nhiệm, những chế tài cụ thể khác nhau. Gắn với luật hình sự là biện pháp trách nhiệm hình sự với chế tài cụ thể là hình phạt. Đó là một loại chế tài đặc biệt trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
    Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong số bảy hình phạt chính của pháp luật hình sự Việt Nam.Theo qui định tại Điều 31 Bộ luật hình sự năm 1999 thì: "Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội ra khỏi xã hội.
    Còn án treo không phải là một hình phạt, mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành qui định: "Khi phạt tù không quá ba năm xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
    Việc qui định hình phạt cải tạo không giam giữ và chế định án treo là sự thể chế hóa chủ trương, chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Đó là
    Trừng trị kết hợp với giáo dục, giáo dục với phòng ngừa là chính, kết hợp với răn đe, giữ nghiêm kỷ cương, đề cao tinh thần nhân đạo Xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh của cơ quan bảo vệ pháp luật, của các đoàn thể xã hội và mọi công dân trong phòng chống tội phạm,vận dụng thích hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, cải tạo và quản lý giáo dục tại cộng đồng dân cư để đạt hiệu quả cao nhất đối với từng người phạm tội, tránh khuynh hướng nặng về hình phạt tù [4].
    Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự về chế định án treo và cải tạo không giam giữ, ngày 30/10/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60, Nghị định 61/2000/NĐ-CP qui định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo, người bị phạt cải tạo không giam giữ, trách nhiệm và quyền của cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án.Việc thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế- xã hội của đất nước.
    Tuy nhiên thực trạng thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ chưa đạt được kết quả mong muốn. Xin trích lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thạc Nhượng sau chuyến giám sát tại một số địa phương, đã đưa ra lời cảnh báo: "Án treo và cải tạo không giam giữ tại các địa phương không hề được các cơ quan chức năng để mắt tới, sự buông lỏng quản lý của các địa phương là lý do khiến việc thực hiện Nghị định 60, 61 của chính phủ về thi hành án hết sức khó khăn [58].
    Thanh Hóa cũng trong tình trạng chung của cả nước, là một tỉnh đất rộng, người đông, với tổng diện tích 11.000km2/3,7triệu dân, 636 xã, phường, thị trấn. Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình tội phạm cũng gia tăng và diễn biến phức tạp, số người bị kết án phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ tương đối lớn song số người được giám sát, giáo dục theo tinh thần của Nghị định 60,61 không đáng kể, nhiều người không nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, xã hội, môi trường để họ tái hòa nhập với cộng đồng hết sức khó khăn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện pháp luật thi hành án hình sự đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ chưa đạt hiệu quả, song nguyên nhân cơ bản nhất do cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục người bị kết án chưa thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình theo Nghị định 60,61, mặt khác các qui định của Nghị định 60,61 thiếu tính khả thi, nhiều điểm chưa rõ ràng, bất cập. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Từ năm 2000 đến nay, toàn tỉnh chưa mở được hội thảo khoa học nghiên cứu về lĩnh vực thực hiện pháp luật thi hành án hình sự, chưa tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trên địa bàn Tỉnh, chỉ ra nguyên nhân và giải pháp thi hành án có hiệu quả.
    Xuất phát từ yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, nhất thiết phải đảm bảo các quy định của pháp luật về thi hành án treo và cải tạo không giam giữ đã ban hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị và người bị kết án phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, góp phần lập lại trật tự kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực thi hành án
    Từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:" Thực hiện phỏp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ ở Tỉnh Thanh Hóa " để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ luật học, bởi đây bởi đây là đề tài rất cấp thiết có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.


    MỤC LỤC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO VÀ CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Vai trò và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁN TREO, ÁN CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐUỢC HƯỞNG ÁN TREO VÀ CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ Ở TỈNH THANH HOÁ
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình án treo và cải tạo không giam giữ ở tỉnh Thanh Hoá và ảnh hưởng của nó đối với công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]54
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ ở tỉnh Thanh Hoá
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO VÀ CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Quan điểm thực hiện pháp luật thi hành án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật thi hành án treo và cải tạo không giam giữ
    [/TD]
    [TD]96
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]114[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    [/TD]
    [TD]116
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]117
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...