Tiểu Luận Hứa thưởng và thi có giải ( môn luật dân sự )

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    I. Phần giới thiệu. 3
    1. Dẫn nhập. 3
    2. Cấu trúc bài viết 4
    II. Vị trí của chế định hứa thưởng và thi có giải 4
    1. So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 1995. 4
    2. Hứa thưởng và thi có giải là hành vi pháp lý đơn phương. 6
    III. Nội dung. 7
    1. Lưu ý chung. 7
    2. Hứa thưởng. 7
    3. Thi có giải 11
    IV. Tình huống. 13
    1. TH1: 13
    2. TH2: 13
    V. Tài liệu tham khảo. 14

    Phần giới thiệu
    1. Dẫn nhập
    Xuất phát từ nhận xét rất đời thường nhưng đầy tính triết lý rằng, người khách được mời cơm không thể kiện người mời để đòi lại tiền đi taxi khi anh ta tới nhà người mời nhưng người mời đi vắng. Cũng vậy, người con không thể kiện cha khi ông ta nuốt lời hứa thưởng khi con học giỏi hay giúp ông ta việc gia đình.
    Tuy nhiên, cuộc sống cũng đã từng có những câu chuyện thật như đùa, trong đó các nhân vật cư xử với nhau chẳng khác gì việc vị khách kiện người mời để đòi lại tiền taxi hay người con kiện cha vì ông đã nuốt lời. Dưới góc độ nghiên cứu về pháp luật dân sự, có nhiều vấn đề cần được xem xét bàn luận từ những câu chuyện đời thường này:
    Câu chuyện thứ nhất: Sáng sớm ngày 13/4/2010, khi ra thăm lưới giăng và các lồng thả cá tại vùng biển Quy Nhơn, nơi xảy ra các vụ cá tấn công người tắm biển hồi tháng 1/2010, ông Đỗ Văn Công (45 tuổi) ở khu dân cư Hà Thanh, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, phát hiện một con cá mập dính lưới. Vì con cá vẫn còn sống và rất khỏe, nên phải nhờ sự trợ giúp của hai ngư dân gần đó, ông Công mới đưa được con cá vào bờ. Trước “chiến công” trên, UBND tỉnh Bình Định đã thưởng cho anh Công 5 triệu đồng. Ông Công đã làm thủ tục nhận tiền thưởng và sau đó chở cá ra bến Hàm Tử bán được 3 triệu đồng. Thực tế trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã treo giải thưởng là 10 triệu đồng, chứ không phải 5 triệu đồng.[1]
    Câu chuyện thứ hai: Chiều 12/7/2012, Chiều 12/7, ông Đặng Quốc Điện mời ông Sự đi nhậu tại 194 Âu Cơ, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM. Ông Sự mời thêm các bạn Linh, Doãn và Sơn. Giữa bàn nhậu, ông Sơn bóc nắp một chai bia Tiger va thấy hình xe Land Cruiser trong nắp. Cả ông Sơn, Điện đều nhận mình là chủ chiếc nắp chai may mắn này. Tranh cãi một hồi, họ quyết định nhờ chủ quán giữ giúp, sẽ chỉ trao lại khi có mặt cả 5 người, rồi kéo nhau đi uống tiếp để ăn mừng. Cả hai bữa nhậu này đều do ông Điện trả tiền. Từ đó đến nay, cách giải quyết giá trị của chiếc xe sau khi trừ tiền thuế và làm từ thiện vẫn chưa được thống nhất. Ông Sơn đề nghị chia cho ông Điện 10%, chủ quán 10%. Phía ông Điện đề nghị chi cho chủ quán và ba người bạn cùng bàn 220 triệu, còn lại mình và ông Sơn chia theo tỷ lệ 7:3.[2]
    Câu chuyện thứ ba: Năm 2008, sau khi Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2008 trao vương miện cho thí sinh Trần Thị Thuỳ Dung, Đoàn Thanh tra Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã đề nghị Ban tổ chức xem xét lại danh hiệu hoa hậu của thí sinh này do cô chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, vi
    [HR][/HR]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...