Luận Văn HT chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HT chuẩn mực kiểm toán VN



    A.MỞ ĐẦU

    Cho đến nay kiểm toán Việt Nam đã đi được chặng đường hơn 10 năm. Tuy không phải là một thời gian dài nhưng hoạt động kiểm toán Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng trong việc lành mạnh hoá nền tài chính Việt Nam, tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Do sự đòi hỏi của thực tiễn, Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán dựa trên những kinh nghiệm của quốc tế và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoạt động kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực kiểm toán là nền tảng lý luận có chức năng hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán.Trong phạm vi này chúng tôi cố gắng đưa ra những khái quát cơ bản về các chuẩn mực kiểm toán cũng như sự ra đời và phát triển của chúng ở Việt Nam, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có được cái nhìn rõ hơn về kiểm toán Việt Nam.



    B. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM.

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN.

    1.Các khái niệm.
    Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về những thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
    Kiểm toán cũng được xem như một nghề cùng với các nghề khác mà trong tất cả mọi ngành ngề đều tồn tại các quy tắc, chuẩn mực nhằm điều tiết hành vi của các thành viên trong nghề theo một hướng nhất định bảo đảm uy tín nghề nghiệp nói chung và để kiểm soát chất lượng công việc của các thành viên nói riêng.
    Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung về chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết những hành vi của kiểm toán viên và các bên hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định. Chúng là đường lối chung để giúp các kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của họ trong cuộc kiểm toán các báo cáo tài chính đã qua. Chúng bao gồm việc suy xét về các đức tính nghề nghiệp như tính độc lập và năng lực, các quy định của quá trình báo cáo và bằng chứng.
    Do quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán và đối tượng cụ thể của kiểm toán khác nhau nên chuẩn mực cụ thể để đIều chỉnh các quan hệ đó cũng khác nhau, chẳng hạn chuẩn mực cụ thể dùng để đIều tiết các chủ thể kiểm toán khác nhau như kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Cũng từ đó chuẩn mực kiểm toán có thể được biểu hiện bởi các hình thức khác nhau song có thể quy về hai hình thức cơ bản đó là luật kiểm toán và hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể.
    Như vậy, hình thức pháp lý cao nhất của chuẩn mực kiểm toán là luật kiểm toán ban hành bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội) sau đó là các văn bản pháp quy dưới luật do cơ quan của Nhà nước ban hành. Với các chuẩn mực loại này, tính pháp lý của quy định đạt mức cao và có ý nghĩa đIều tiết các hành vi của nhiều phía có liên quan. Vì vậy, hình thức này bao hàm những quy định chung nhất với tính pháp lý cao cho kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. Hiện nay, hình thức này được ứng dụng phổ biến ở các nước Tây Âu.
    Tuy nhiên, hình thức phổ biến vẫn là các chuẩn mực chung về nghề nghiệp sử dụng trong kiểm toán tài chính . Theo nghĩa rộng thì chúng bao gồm những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ, và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. chúng còn bao hàm cả những hướng dẫn, những giải thích về những nguyên tắc cơ bản để kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. Thông thường, dưới hình thức hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp cụ thể, các chuẩn mực kiểm toán này đều do các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp nghiên cứu, soạn thảo và ban hành cho từng loại hình kiểm toán hoặc cho kiểm toán nói chung.
    Các loại chuẩn mực kiểm toán được ban hành phù hợp với tính đa dạng của bản chất kiểm toán. Chẳng hạn, chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính , chuẩn mực xác thực áp dụng cho các dịch vụ xác thực thông tin, chuẩn mực về tư vấn áp dụng cho loại hình dịch vụ tư vấn, chuẩn mực thực hành nghiệp vụ đối với kiểm toán nội bộ áp dụng cho kiểm toán nội bộ, chuẩn mực kiểm toán Nhà nước áp dụng cho kiểm toán Nhà nước Hệ thống chuẩn mực này rất cụ thể có thể hướng dẫn và là cơ sở trực tiếp cho việc thực hành kiểm toán. Hình thức này áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada và một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
    Chuẩn mực kiểm toán quốc gia là một hệ thống chuẩn mực có tác dụng trong phạm vi một quốc gia. Mỗi quốc gia đều đi đến việc hình thành một hệ thống chuẩn mực cho mình.
    Chuẩn mực kiểm toán quốc gia là một hệ thống từ chung nhất đến chi tiết. Quá trình chi tiết hoá cũng là quá trình “mềm hoá” để vận dụng phù hợp với thực tế.

    2. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong các bộ máy kiểm toán.
    Hệ thống các văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế (IAGs) do Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) ban hành và những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến đã được ứng dụng ở tất cả các phân hệ thuộc bộ máy kiểm toán: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, và kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, ở mỗi phân hệ khác nhau, sự thể hiện các chuẩn mực cũng có những mặt khác nhau.
    Trong phân hệ kiểm toán độc lập, tính nguyên vẹn của các chuẩn mực được thể hiện rõ nét hơn cả. Ngược lại, với kiểm toán Nhà nước, ngoài tính nghề nghiệp của kiểm toán viên còn có đặc tính tổ chức của các cơ quan kiểm toán Nhà nước. Do đó hệ thống chuẩn mực của kiểm toán nhà nước phải thể hiện trên cả hai phía: cơ quan kiểm toán nhà nước và cá nhân kiểm toán viên.

    3.Sự cần thiết của các chuẩn mực kiểm toán.
    Việc ban hành hệ thống các chuẩn mực kiểm toán là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm:
    - Giúp cho hoạt động của cơ quan kiểm toán và các kiểm toán viên có được đường lối hoạt động rõ ràng, thực hiện công việc kiểm toán trôi chảy đạt chất lượng cao. Các chuẩn mực kiểm toán là điều kiện để các kiểm toán viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện được đạo đức nghề nghiệp.
    - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả và độ tuân thủ của các kiểm toán viên cũng như các Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại các đơn vị. Ngoài ra hệ thống chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm tra tính đúng đắn các nhận xét của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa kiểm toán viên, Đoàn kiểm toán với các đơn vị được kiểm toán đồng thời cũng là cơ sở pháp lý giúp cho các kiểm toán viên và Đoàn kiểm toán giải toả được trách nhiệm của mình về các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
    - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán là tài liệu quan trọng giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên và đánh giá chất lượng kiểm toán viên.
    Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam những biến chuyển trong môi trường kinh doanh và pháp lý cũng đặt ra những yêu cầu bức thiết đòi hỏi sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kiểm toán:
    - Sự ra đời của Luật doanh nghiệp cũng như những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đã tạo cơ hội tăng thêm của thị trường kiểm toán bị trì trệ do ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài giảm sút sau khủng hoảng tài chính Châu Á. Đồng thời, việc bãi bỏ giấy phép hành nghề kiểm toán sẽ dẫn việc Bộ Tài chính phải có những biện pháp kiểm soát khác và chuẩn mực kiểm toán trở thành một yêu cầu cấp thiết hơn nữa.
    - Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển thì vai trò của hoạt động kiểm toán độc lập sẽ trở nên quan trọng và yêu cầu xây dựng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam sẽ gia tăng để giải quyết một loạt các vấn đề đặt ra từ sự phát triển của thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan.
    - Quá trình hoà nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh với sự kiện nổi bật là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Quá trình này tiếp tục mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế nhưng cũng làm gia tăng các thách thức về vai trò quản lý kinh tế của nhà nước và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, không loại trừ lĩnh vực kiểm toán độc lập. Yêu cầu về một hệ thống chuẩn mực kiểm toán phù hợp với tập quán quốc tế nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý về mặt nhà nước lại càng gia tăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...