Thạc Sĩ Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tập thể có vai trò đặc biệt
    quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; được Đảng, Nhà nước
    quan tâm phát triển trong mọi giai đoạn cách mạng. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi
    mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thì HTXNN cũng được
    chuyển đổi cả về nội dung và hình thức hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX) (ban hành
    năm 1996), nhằm thích ứng kịp thời với môi trường sản xuất - kinh doanh mới. Tuy nhiên,
    trong thực tế hoạt động, mô hình HTXNN kiểu mới vấp phải rất nhiều khó khăn, hiệu quả
    sản xuất kinh doanh thấp.
    Tổng kết năm năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX (1996), Hội nghị
    Trung ương 5 khóa IX (3-2002) đã ra Nghị quyết về: tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
    hiệu quả kinh tế tập thể, để lãnh đạo sự phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Trên cơ
    sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, ngày 26-11-2003, tại kỳ
    họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật hợp tác xã mới (Luật HTX năm 2003), và có
    hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2004. Đó là căn cứ thực tiễn và pháp lý quan trọng để tiếp tục
    đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX. Do vậy, việc
    nghiên cứu kinh tế HTX vẫn là vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.
    Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên
    thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Do vậy, phải quan tâm
    phát triển HTX kiểu mới trong nông nghiệp.
    Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX (ban hành 1996), HTX kiểu mới nói chung
    và HTXNN kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình có bước phát triển mới, đã đáp ứng được
    một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, đóng
    góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, HTXNN kiểu
    mới trên địa bàn tỉnh hiện nay còn yếu kém nhiều mặt, một số lớn HTX chuyển đổi còn
    mang tính hình thức, năng lực nội tại hạn chế, số HTX làm ăn hiệu quả còn ít, lợi ích đem
    lại cho các thành viên chưa nhiều, HTXNN kiểu mới phát triển chưa tương xứng với tiềm
    năng và vai trò kinh tế - xã hội vốn có của nó.
    Những hạn chế, yếu kém của HTXNN kiểu mới trên địa bàn tỉnh có nhiều nguyên
    nhân, trong đó có nguyên nhân cả về khách quan, chủ quan; cả về kinh tế, chính trị, xã hội;
    đòi hỏi phải được nghiên cứu, giải quyết. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới HTXNN
    cả về nội dung và phương thức hoạt động theo Luật HTX năm 2003 cho phù hợp với yêu
    cầu thực tiễn của tỉnh.
    Với lý do đó, tác giả chọn đề tài "Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình
    hiện nay" làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải
    quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTXNN là một trong những vấn
    đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN) ở nước ta, vấn đề HTXNN là chủ đề được nhiều cơ quan khoa học, nhiều
    nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Trong đó, có
    những công trình tiêu biểu được công bố như:
    - Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã: "Đổi mới tổ chức và quản lý hợp tác xã
    trong nông nghiệp nông thôn", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1999. Các tác giả đã khái quát
    toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý HTX trong nông thôn Việt
    Nam từ trước đây đến khi chuyển sang kinh tế thị trường và phân tích thực trạng mô hình tổ
    chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó, phác họa một số
    phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại
    hình HTX.
    - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng: "Kinh tế hợp tác, hợp tác xã
    ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển", Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001. Các
    tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX
    trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng
    phát triển phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
    - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ: "Kinh tế hợp tác trong nông
    nghiệp nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Các tác giả tập trung
    trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách
    quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện
    nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế
    hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.
    - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về "Phát triển
    kinh tế hợp tác ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp". Tác giả
    nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế hợp tác ở Thành phố Hồ Chí Minh và
    đề xuất các giải pháp phát triển.
    - Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về "Kinh tế tập thể
    trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp". Tác giả trình bày vai trò, tính tất yếu
    khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh
    tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
    - "Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - nhìn từ thực tiễn"
    của Nguyễn Văn Tuất, Tạp chí Khoa học về chính trị, số 3, 2002.
    - "Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta" của PGS.TS Vũ Văn Phúc, Tạp chí Lý
    luận chính trị, số 1, 2002.
    Một số bài viết của tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Công Hòa, Hoàng Việt .
    Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu trên nhiều khía cạnh của kinh tế
    HTXNN. Trong đó, các công trình nghiên cứu trước năm 2001 chủ yếu đi vào làm rõ
    những yếu kém của mô hình HTX kiểu cũ, luận giải sự cần thiết, thực trạng chuyển đổi mô
    hình HTX theo Luật HTX (1996); các công trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về
    nghiên cứu sự phát triển của kinh tế tập thể nói chung theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
    Đảng IX. Cho đến nay, chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về HTXNN kiểu mới trên địa bàn
    tỉnh Thái Bình. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn kế thừa thành quả nghiên cứu
    của các công trình trên, vận dụng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và cập
    nhật những điểm mới của Luật HTX năm 2003 vào nghiên cứu, đánh giá hoạt động của
    các HTXNN kiểu mới (theo Luật HTX 1996) ở Thái Bình, để từ đó đề xuất phương hướng
    và giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển HTXNN kiểu mới trên địa bàn tỉnh trong thời
    gian tới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích:
    Khảo sát, đánh giá hoạt động của HTXNN kiểu mới ở Thái Bình từ năm 1997 (khi
    Luật HTX năm 1996 có hiệu lực) đến nay. Từ đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp
    tiếp tục hoàn thiện HTXNN kiểu mới ở Thái Bình trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ:
    - Khái quát lại những vấn đề cơ bản về HTXNN kiểu mới: nội dung, phương thức
    hoạt động và tính cấp thiết phải phát triển HTXNN kiểu mới (theo Luật HTX năm 2003) ở
    Thái Bình hiện nay;
    - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của HTXNN kiểu mới ở Thái Bình từ
    1997 đến nay;
    - Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục phát triển, hoàn thiện HTXNN kiểu mới ở
    Thái Bình trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo Luật HTX (năm 1996 và năm 2003).
    - Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 1997 (khi
    Luật HTX năm 1996 có hiệu lực) đến nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí
    Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng và chính sách, pháp
    luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung
    gần gũi với đề tài.
    - Về phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp chung của kinh tế chính trị
    như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với
    thực tiễn; đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa vấn đề, rút
    ra kết luận.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về HTXNN kiểu mới; trên cơ
    sở đó, khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển HTXNN kiểu mới ở Thái Bình, xác định
    nguyên nhân những yếu kém tồn tại; từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển, hoàn thiện
    HTXNN kiểu mới trên địa bàn tỉnh.
    7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Trên cơ sở đánh giá HTXNN kiểu mới ở Thái Bình, luận văn rút ra những vấn đề
    phù hợp và chưa phù hợp của mô hình HTXNN kiểu mới hiện nay; từ đó, đề xuất các giải
    pháp để hoàn thiện chúng.
    Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, hoạch định chính sách,
    chỉ đạo thực tiễn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời
    có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy ở trường chính trị tỉnh.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 7 tiết.
    Chương 1
    Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và sự cần thiết
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...