Báo Cáo Hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá tương đương sinh học của thuốc tác dụng kéo dài và hệ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ
    MỤC LỤC
    STT Nội dung Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1 TỔNG QUAN 3
    1.1 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học 3
    1.2 Tình hình nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về nghiên cứu SKD và TĐSH các dạng thuốc 4
    1.2.1 Ngoài nước 4
    1.2.2 Trong nước 5
    1.3 Tổng quan về hai dạng bào chế nghiên cứu 7
    1.3.1 Thuốc tác dụng kéo dài 7
    1.3.2 Dạng thuốc hệ điều trị qua da 10
    1.4 Tổng quan về hai chế phẩm dùng trong nghiên cứu thực nghiệm 12
    1.4.1 Chế phẩm tác dụng kéo dài có chứa Gliclazid 12
    1.4.2 Chế phẩm Ketoprofen hệ điều trị qua da 14

    2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1 Đánh giá tương đương sinh học in vivo thuốc tác dụng kéo dài 15
    2.1.1 Thuốc nghiên cứu, thiết bị, hóa chất, dung môi 15
    2.1.2 Thiết kế nghiên cứu 16
    2.1.3 Đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu 16
    2.1.4 Người tình nguyện 17
    2.1.5 Phương pháp cho uống thuốc và lấy mẫu 17
    2.1.6 Phương pháp phân tích 19
    2.1.7 Phân tích mẫu huyết tương NTN sau khi uống thuốc 21
    2.1.8 Xác định các thông số dược động học và đánh giá tương đương sinh học
    2.2 Đánh giá tương đương in vitro hệ điều trị qua da 25
    2.2.1 Thuốc nghiên cứu, thiết bị, nguyên vật liệu 25
    2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 26
    2.2.3 Chuẩn bị mẫu thử - lấy mẫu 28
    2.2.4 Phương pháp phân tích 28
    2.2.5 Đánh giá kết quả 29
    2.3 Xây dựng qui trình đánh giá tương đương cho 2 chế phẩm 29
    2.4 Xây dựng Hướng dẫn cho 2 dạng bào chế 30
    2.4.1 Phân tích tài liệu tham khảo 30
    2.4.2 Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn 30

    3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1 Đánh giá tương đương sinh học viên nén Gliclazid tác dụng kéo dài
    3.1.1 Phương pháp phân tích 31
    3.1.2 Kết quả giai đoạn lâm sàng 32
    3.1.3 Kết quả phân tích, thống kê, đánh giá tương đương sinh học 33
    3.1.4 Kết quả xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học 42
    3.2 Đánh giá tương đương in vitro Thuốc dán Ketoprofen 48
    3.2.1 Xây dựng phương pháp phân tích 48
    3.2.2 Xác định lượng ketoprofen thấm qua da theo thời gian 48
    3.2.3 Đánh giá tương đương in vitro 51
    3.3 Nghiên cứu xây dựng Qui trình 52
    3.4 Nghiên cứu xây dựng Hướng dẫn 53
    3.4.1 Phân tích các tài liệu tham khảo 53
    3.4.2 Xây dựng hướng dẫn 57
    3.5 Kết quả hợp tác nghiên cứu 59
    3.6 Kết quả khác 60

    4 BÀN LUẬN 61
    4.1 Nghiên cứu thực nghiệm 61
    4.1.1 Yêu cầu về cơ sở vật chất 61
    4.1.2 Nghiên cứu thuốc tác dụng kéo dài 61
    4.1.3 Nghiên cứu in vitro hệ điều trị qua da 64
    4.2 Nghiên cứu xây dựng qui trình 65
    4.3 Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn 65
    4.4 Hiệu quả của sự hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư 67
    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
    5.1 Nghiên cứu thực nghiệm (sản phẩm 1) 68
    5.2 Nghiên cứu thực nghiệm (sản phẩm 2) 68
    5.3 Xây dựng Qui trình (sản phẩm 3) 68
    5.4 Xây dựng Hướng dẫn (sản phẩm 4) 68
    5.5 Kiến nghị 69
    6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học đã được áp dụng trong phát triển thuốc mới và thuốc generic ở các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến từ mấy thập kỷ trước. Thuốc mới được đưa ra thị trường phải có đầy đủ các dữ liệu nghiên cứu về hóa học, tiền lâm sàng, lâm sàng, các thông số về dược động học. Thuốc generic được lưu hành phải có đủ bằng chứng tương đương sinh học với thuốc phát minh. Hầu hết các quốc gia đều ban hành qui chế trong cấp phép lưu hành thuốc cũng như các hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nghiên cứu. Chính vì vậy, thuốc của các nước tiên tiến được đảm bảo chất lượng và có uy tín cao. Trong khi đó, Việt Nam và các nước trong khu vực mới tiếp cận các nghiên cứu này và triển khai trong vài năm trở lại đây. Một số nước khối ASEAN đã có qui chế và các hướng dẫn nghiên cứu cho các loại thuốc thông thường. Cho đến nay, cơ quan quản lý ngành chưa ban hành một qui chế hoặc hướng dẫn nào về việc cấp phép lưu hành liên quan tới bằng chứng sinh khả dụng và tương đương sinh học. Trước tình trạng thị trường thuốc Việt Nam đang quá nhiều chủng loại, qui chế đăng ký thuốc hiện hành chưa đủ các tiêu chí để đánh giá chất lượng thuốc một cách đích thực, việc áp dụng qui định về sinh khả dụng và tương đương sinh học trong xét cấp phép lưu hành sẽ góp phần đảm bảo chất lượng thuốc dùng trong điều trị. Đặc biệt với các thuốc có tác dụng kéo dài (dạng tác dụng kéo dài), quá trình phóng thích dược chất đã được thay đổi bằng tác động kỹ thuật theo ý muốn của con người, nên cần thiết xây dựng chuẩn mực chất lượng để đánh giá.
    Trong thời gian qua, một số nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng hầu hết còn mang tính chất tự phát, nhằm tiếp cận các kỹ thuật phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, với các dạng thuốc đặc biệt, hiểu biết của các nhà quản lý về kỹ thuật bào chế và yêu cầu chất lượng của dạng thuốc còn hạn chế. Cũng chính vì vậy, việc xem xét khi cấp phép cho các dạng thuốc này còn nhiều lúng túng, do chưa xây dựng được những tiêu chí chất lượng rõ ràng, đầy đủ. Trước xu thế toàn cầu hóa, khi mà yêu cầu về sinh khả dụng và tương đương
    sinh học có thể coi như một tiêu chí kỹ thuật được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận. Nếu quốc gia nào không áp dụng thì sẽ có những kẽ hở để thuốc kém chất lượng đưa vào thị trường, gây thiệt hại cho chất lượng điều trị và nền kinh tế nói chung. Về trình độ kỹ thuật và trang thiết bị của Việt Nam còn chênh lệch nhiều so với thế giới, khả năng đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế, nên việc áp dụng
    những qui chế, hướng dẫn của các nước tiên tiến trong điều kiện hiện tại đã gặp nhiều điều bất cập. Để dần dần nâng cao năng lực, có khả năng hòa hợp khu vực và toàn cầu, việc xây dựng và ban hành các Hướng dẫn và qui trình thử nghiệm phù hợp với điều kiện trong nước là cần thiết.
    Khoa Dược, Trường Đại học Sung Kyun Kwan là một đơn vị hợp tác với Việt Nam nói chung và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương nói riêng từ nhiều năm qua. Một số cán bộ của Viện đã được gửi đào tạo và tốt nghiệp trên đại học tại Trường. Trên cơ sở đó, Viện đã đề xuất chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo với Trường dựa trên sự kế thừa và các kinh nghiệm thực tế, với mục tiêu chung của nhiệm vụ: xây dựng tài liệu đánh giá tương đương sinh học của thuốc tác dụng kéo dài và hệ điều trị qua da phù hợp điều kiện Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể như sau:
    - Xây dựng qui trình đánh giá tương đương sinh học của thuốc tác dụng kéo dài
    - Xây dựng qui trình đánh giá tương đương sinh học của hệ điều trị qua da.
    Đề cương nghiên cứu của nhiệm vụ đã được Hội đồng khoa học xem xét và Bộ Khoa học-Công nghệ phê duyệt cho Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương thực hiện trong 2 năm với các nội dung như sau:
    - Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tương đương sinh học chế phẩm tác dụng kéo dài có chứa gliclazid
    - Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tương đương in vitro chế phẩm hệ điều trị qua da có chứa ketoprofen.
    - Xây dựng qui trình đánh giá tương đương cho 2 loại chế phẩm có chứa 2 dược chất đã nghiên cứu thực nghiệm.
    - Xây dựng hướng dẫn đánh giá tương đương cho 2 dạng bào chế tác dụng kéo dài và hệ điều trị qua da.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...