Báo Cáo Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và đề xuất bi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    MỤC LỤC ( Dài 119 trang)

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN: 5
    1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước . 5
    1.2 Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ 19
    1.3. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán sa sút trí tuệ do
    bệnh Alzheimer 28
    1.4 Các trắc nghiệm thần kinh tâm lý sử dụng trong chẩn đoán hội chứng sa
    sút trí tuệ: . 29

    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1.Đối tượng nghiên cứu 36
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 37
    2.3. Các tiêu chuẩn và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu. 40

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: . 43
    3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu: 43
    3.2 Kết quả nghiên cứu 45

    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN . 55
    4.1 Đặc điểm chung . 55
    4.2 Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ . 58
    KẾT LUẬN . 72
    KHUYẾN NGHỊ . 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 74
    PHỤ LỤC 94
    Phiếu điều tra – Mini-Mental State Examination (MMSE) 94
    Nhớ danh sách 10 từ 97
    Kể lại câu chuyện 99
    Trí nhớ hình . 101

    Đọc xuôi dãy số - DIGIT SPAN FORWARD 103
    Đọc ngược dãy số - DIGIT SPAN BACKWARD 103
    Trắc nghiệm gọi tên BOSTON có sửa đổi 104
    Nói lưu loát từ (VERBAL FLUENCY) 105
    Trắc nghiệm vẽ đồng hồ 106
    Trắc nghiệm đánh giá chức năng thực hiện 107
    Trắc nghiệm gạch bỏ số 109
    Thang trầm cảm Lão khoa . 111
    Đánh giá hoạt động hàng ngày (ADLs) 113
    Đánh giá hoạt động hằng ngày bằng dụng cụ, phương tiện (IADLs) . 115
    MỞ ĐẦUTheo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê, năm 1979 Việt nam có 3,7 triệu người cao tuổi ( trên 60 tuổi), chiếm 7,06% tổng dân số. Trong gần 30 năm qua, không những số người cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng, 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 9,1 triệu (năm 2004) mà tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cũng tăng lên, lần lượt là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa. Theo dự báo, tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng gấp đôi, lên tới 16% (năm 2029). Cùng với sự “già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, trong đó sa sút trí tuệ thật sự là thảm họa đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng như người thân. Sa sút trí tuệ là nguyên nhân chính gây tàn phế, nhập viện và giảm tuổi thọ.
    Sa sút trí tuệ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều [3],[4] [168],[150],[92],[194]. Tổng hợp nhiều nghiên cứu dịch tễ gần đây cho phép ước tính tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ tại các vùng khác nhau trên thế giới [92]. Cứ sau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ lại tăng lên gần gấp đôi, từ 1,5% ở độ tuổi 60- 69 lên 40% ở độ tuổi 90 [150]. Một nhóm chuyên gia đã ước tính tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ ở những người từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới là 3,9%, Châu Phi là 1,6%, Đông Âu là 3,9%, Trung Quốc 4,0%, Mỹ Latinh 4,6%, Tây Âu 5,4% và Bắc Mỹ 6,4%. Hình ảnh tương tự cũng thấy với các nhóm nhỏ của sa sút trí tuệ, trong đó bệnh Alzheimer chiếm từ 50 đến 70% và sa sút trí tuệ do mạch máu từ 14 đến 25%[67].
    Tỷ lệ mắc mới hàng năm của sa sút trí tuệ vào khoảng 7,5 cho 1000 dân, không có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng, trừ Châu Phi có tỷ lệ thấp hơn các vùng khác [92],[194]. Tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ cũng tăng theo hàm số mũ theo tuổi, từ 1/1000 dân ở độ tuổi 60-64 lên 70/1000 dân ở độ tuổi 90[150]. Tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ ở nhóm tuổi dưới 75 không có sự khác nhau giữa các vùng, nhưng ở nhóm tuổi cao hơn thì khác nhau.

    Theo ước tính [91] toàn thế giới có khoảng 24 triệu người mắc sa sút trí tuệ. Với xu hướng già hoá dân số, cứ sau mỗi khoảng 20 năm số người mắc sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp đôi. Mặc dù tỷ lệ mắc mới của sa sút trí tuệ ở khu vực các nước phát triển cao hơn, nhưng đa số người bị sa sút trí tuệ đang sống ở các nước đang phát triển [91]. Trung Quốc và các nước láng giềng Tây Thái Bình Dương có số người bị sa sút trí tuệ cao nhất (6 triệu người), tiếp theo là Cộng đồng chung Châu Âu (5 triệu), Hoa kỳ (2,9 triệu) và Ấn Độ (1,5 triệu). Tỷ lệ tăng số bệnh nhân bị sa sút trí tuệ dao động rất nhiều theo vùng, ở các nước đang phát triển 3-4 lần cao hơn các nước phát triển. Hậu quả là, tỷ lệ
    người bị sa sút trí tuệ ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 61% (năm 2000) lên 65% (năm 2020), và 71% (năm 2040) [150]. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Viện Lão khoa được thực hiện năm 2005 tại Huyện Ba Vì, Hà Tây cũ, tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ của người Việt Nam là 4,6% [4]. Có nhiều nguyên nhân gây sa sút trí tuệ như : Bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ do mạch máu, sa sút trí tuệ thuỳ trán-thái dương, sa sút trí tuệ thể Lewy Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Alzheimer, tiếp đến là sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu. Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa thần kinh mắc phải, biểu hiện bằng giảm trí nhớ và những rối loạn nhận thức khác, kèm theo các thay đổi về hành vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội của bệnh nhân. Bệnh tiến triển nặng dần và không
    hồi phục.

    Đã có một số công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ [2],[3],[4],[4],[11],[13],[10]. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ để từ đó chúng ta có thể xây dựng các chiến lược phòng tránh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ đó, nhằm giảm bớt những tác động xấu của bệnh lý sa sút trí tuệ tới đời sống của người dân Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình tiến triển
    của bệnh, thành phần của thực phẩm được bệnh nhân sử dụng hàng ngày như đồng, chất béo không no, các chất bẫy gốc tự do, các vitamin và yếu tố vi lượng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Quan tâm đến vấn đề này cũng như bệnh lý sa sút trí tuệ, Khoa Sinh học phân tử, Trường đại học Padova, Cộng hòa Italia đã hợp tác với Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiến hành nghiên cứu đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nhằm mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Đề tài này nằm trong khuôn khổ hợp tác nghị định thư giữa hai nước Việt Nam và Italia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...