Luận Văn Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng Hiện trạng, định hướng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
    Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (Hợp tác
    kinh tế GMS) do Ngân hàng Phát triển Châu Á khởi xướng từ năm 1992.
    Các nước thành viên của Hợp tác kinh tế GMS bao gồm 5 nước
    (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam), và hai tỉnh Vân Nam
    và Quảng Tây, Trung quốc. Tiểu vùng GMS là một vùng lãnh thổ rộng
    lớn với diện tích tương đương Tây Âu, và dân số tương đương với dân số
    nước Mỹ vào thời điểm hiện nay.
    Hợp tác kinh tế GMS bao gồm 10 lĩnh vực là: (i) Giao thông tận tải;
    (ii) Năng lượng; (iii) Môi trường; (iv) Du lịch; (v) Bưu chính Viễn thông;
    (vi) Thương mại; (vii) Đầu tư; (viii) Phát triển Nguồn nhân lực; và (ix)
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và (x) Quản lý nguồn nước. Cho tới
    nay, Tiểu vùng này đã xác định được trên 150 dự án đầu tư ưu tiên, 11
    chương trình ưu tiên hàng đầu và nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật, đã huy
    động được trên 10 tỷ USD cho các dự án đầu tư và trên 190 triệu USD
    viện trợ không hoàn lại cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật.
    Các nước GMS hiện đang thay đổi chiến lược hợp tác để khẳng định
    vai trò của mình và tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác tiểu vùng.
    Đi tiên phong nhất trong số các nước khu vực này là Thái Lan, Trung
    Quốc và Việt Nam.
    Việt Nam tham gia hợp tác tiểu vùng GMS kể từ khi Sáng kiến GMS
    được khởi xướng từ năm 1992. Việt Nam triển khai thực hiện 5 dự án đầu
    tư: Dự án nâng cấp đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, tổng
    vốn đầu tư là 140 triệu USD; Dự án Nâng cấp Quốc lộ 9, đoạn Đông Hà -
    Lao Bảo, tổng vốn đầu là là 35 triệu USD, trong đó vay vốn ADB là 25
    triệu; Dự án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tiểu vùng Mê Công
    mở rộng, tổng vốn đầu tư là 12 triệu USD. Dự án hành lang giao thông
    ven biển phía Nam từ Cà Mau đến Kiên Giang với tổng vốn đầu tư 328
    triệu USD. Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với tổng vốn 1,23 tỷ
    USD. Dự án Nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai thuộc Hành lang giao
    thông Côn Minh - Hải Phòng với tổng vốn 160 triệu USD. Từ đầu năm
    2004, Việt Nam đã xác định được 52 tiểu dự án thuộc Hành lang kinh tế
    Đông-Tây; 44 tiểu dự án thuộc Hành lang kinh tế phía Nam.
    Việt Nam đã và đang rất tích cực trong các hoạt động hợp tác khu
    vực GMS. Việt Nam đã ký 2 Hiệp định hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở
    rộng là: (i) Hiệp định tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và
    hàng hoá qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng; (ii)
    Hiệp định mua bán điện năng tiểu vùng GMS (IGA). Trong khuôn khổ
    2
    hợp tác kinh tế GMS, nhiều dự án đã hoàn thành và các công trình được
    đưa vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các nước nước
    trong tiểu vùng GMS. Các dự án hợp tác mới đang liên tục được xây dựng
    và triển khai.
    Hiện nay xu thế hợp tác kinh tế GMS đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều
    lĩnh vực, sự hợp tác đã và đang tăng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hội
    nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tổ chức tại Phnôm Pênh, tháng 11 năm
    2002, Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ hai được tổ chức vào tháng 7
    năm 2005, tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, và Hội nghị thượng
    đỉnh GMS lần thứ 3 tổ chức tại Viên Chăn, Lào, đã thể hiện rõ xu hướng
    và triển vọng hợp tác lâu dài của GMS.
    Các công trình khoa học đã được công bố về hợp tác GMS chủ yếu
    mới ở dạng các bài báo, tạp chí hoặc một số nghiên cứu riêng lẻ về một số
    lĩnh vực hợp tác kinh tế, xã hội, chính trị hoặc khoa học nhằm phục vụ
    cho các mục đích, hoạt động hợp tác và đầu tư cụ thể hoặc để kêu gọi vốn
    đầu tư. Một số công trình công bố gần đây nhất cũng đã nghiên cứu tình
    hình phát triển kinh tế xã hội, chủ yếu dưới dạng tổng quan nhưng lẻ tẻ,
    rải rác của một số chương trình hoặc một số sáng kiến hợp tác trong tiểu
    vùng GMS. Cho tới nay ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào
    nghiên cứu hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS một cách tổng thể, toàn diện,
    có luận cứ khoa học sâu sắc để đưa ra các gợi ý chính sách cho tiểu vùng
    GMS và gợi mở chính sách cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian từ
    nay đến năm 2020. Do vậy, việc nghiên cứu Luận án này trong thời điểm
    hiện nay là rất cần thiết đối với Việt Nam.
    Đóng góp của Luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về
    hợp tác kinh tế quốc tế, hội nhập khu vực và tiểu vùng; tiến hành phân
    tích, đánh giá tổng quan về thực trạng hợp tác, nêu rõ vấn đề, định hướng
    của hợp tác kinh tế GMS giai đoạn từ 1992 đến nay và đưa ra một số giải
    pháp chính sách để đẩy mạnh hợp tác khu vực này giai đoạn từ nay tới
    năm 2020.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, tìm hiểu hiện trạng, các định
    hướng phát triển làm cơ sở đưa ra một số giải pháp, đề xuất chính sách
    nhằm đẩy mạnh hợp tác khu vực phục vụ phát triển của tiểu vùng Mê
    Công mở rộng từ nay đến năm 2020. Các giải pháp sẽ ở hai cấp độ, đề
    xuất chính sách cho hợp tác kinh tế GMS nói chung và đề xuất chính sách
    cho Việt Nam trong hợp tác kinh tế GMS nói riêng.
    3. Đối tượng nghiên cứu.
    3
    Luận án nghiên cứu các sáng kiến hợp tác trong GMS về kinh tế, vấn
    đề đưa ra, các định hướng và điều chỉnh chỉnh chính sách trong hợp tác
    kinh tế GMS.
    4. Phạm vi nghiên cứu.
    Luận án đi sâu nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu các vấn đề và thách
    thức đối với hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS trong giai đoạn từ 1992 đến
    nay và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hợp tác kinh tế tiểu vùng GMS giai
    đoạn từ nay đến năm 2020. Trong tiểu vùng GMS có nhiều sáng kiến hợp
    tác vùng, song luận án chỉ tập trung xem xét các vấn đề thuộc hợp tác
    kinh tế GMS (sáng kiến do ADB đề xuất) như là một trọng tâm quan
    trọng mà không đi sâu xem xét các vấn đề hợp tác khác như chính trị và
    an ninh quốc phòng trong GMS.
    5. Nhiệm vụ phải giải quyết.
    - Phân tích, đánh giá hiện trạng và xu thế phát triển của hợp tác kinh
    tế khu vực GMS trong 17 năm qua và triển vọng phát triển của hợp tác
    GMS từ nay đến năm 2020;
    - Tìm hiểu sự phối hợp chính sách của các nước tiểu vùng sông Mê
    Công mở rộng trong hợp tác kinh tế tiểu vùng trong 15 năm qua và
    định hướng tham gia hợp tác GMS của các nước thành viên từ nay đến
    năm 2020;
    - Đưa ra những giải pháp chính sách đẩy mạnh hợp tác kinh tế GMS
    và đề xuất những chính sách cụ thể cho Việt Nam tham gia hợp tác kinh
    tế GMS từ nay đến năm 2020.
    6. Phương pháp nghiên cứu.
    Luận án áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân
    tích, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, phương pháp SWOT phân tích
    điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đồng thời áp dụng phương
    pháp phỏng vấn trực tiếp kết hợp với khảo sát thực địa để giải quyết vấn
    đề nghiên cứu. Các tư liệu và số liệu sử dụng cho luận án chủ yếu là
    những tư liệu từ các ấn phẩm đã được công bố cũng như những báo cáo
    của các cơ quan bộ ngành có liên quan của chính phủ. Ngoài ra, Luận án
    cũng thu thập những tư liệu từ các cuộc trao đổi phỏng vấn và nghiên cứu
    thực địa mà tác giả đã tiến hành trong quá trình thực hiện và hoàn thành
    luận án.
    7. Những đóng góp của luận án.
    Luận án có những đóng góp cụ thể như sau:
    4
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế quốc tế
    và khu vực, tập hợp và hệ thống hóa các khái niệm và quan niệm về liên
    kết kinh tế của các nước khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng;
    - Lần đầu tiên có nghiên cứu một cách toàn diện về hợp tác kinh tế
    GMS, sử dụng phương pháp SWOT trong đánh giá hiện trạng và phân
    tích một cách hệ thống hợp tác kinh tế GMS trong thời gian từ 1992 đến
    nay trong cái nhìn tổng thể, làm nổi bật lên thực trạng, nội dung hợp tác
    kinh tế GMS, nêu bật những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,
    phối hợp chính sách của các nước trong hợp tác kinh tế GMS, xác định rõ
    định hướng của hợp tác kinh tế GMS và đưa ra những triển vọng phát
    triển của hợp tác kinh tế GMS từ nay tới năm 2020; nhìn nhận hợp tác
    kinh tế GMS trong khuynh hướng phát triển quốc tế, không nhìn hợp tác
    GMS tách rời với các sáng kiến khác;
    - Đưa ra các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS nói
    chung và gợi mở một số chính sách cho Việt Nam nói riêng khi tham gia
    hợp tác kinh tế GMS, đồng thời xác định vị trí, mức độ tham gia của Việt
    Nam trong hợp tác kinh tế GMS nhằm góp phần đẩy mạnh công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế vì “mục tiêu dân
    giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
    8. Kết cấu của luận án.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, luận án có kết cấu như sau:
    - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác kinh tế GMS.
    - Chương 2. Đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế GMS từ 1992
    đến nay.
    - Chương 3. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy
    hợp tác kinh tế GMS.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...