Thạc Sĩ Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Hợp tác hóa trong nông nghiệp là một thực thể lịch sử, là sự ra đời của một chủ thể kinh tế ở nông thôn nước ta trong thời gian dài, có tác dụng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa ở nông thôn nói riêng và đến toàn bộ nền kinh tế xã hội nước ta nói chung

    Phong trào hợp tác hóa, xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong công cuộc cải tạo XHCN từ cuối những năm 50 thế kỉ XX, có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao trình độ thâm canh, tích tụ và tập trung hoá sản xuất, khắc phục tình trạng lạc hậu nặng nề về kĩ thuật, sản xuất phân tán, manh mún, tự cấp tự túc; tạo điều kiện phát triển sản xuất đi lên con đường XHCN. Tổ chức kinh tế tập thể còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện đời sống văn hoá - xã hội, cải biến nông thôn, có vai trò quan trọng bảo đảm sản xuất, đồng thời cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến trong thời kì đất nước có chiến tranh. Nhưng trong quá trình thực hiện, do tư tưởng chủ quan, nôn nóng, muốn cải biến quan hệ sản xuất, đẩy nhanh quá trình xã hội hoá và sản xuất chuyên môn hoá, hiện đại hoá mà coi nhẹ vai trò của yếu tố lực lượng sản xuất; đồng thời, do sự hạn chế về kiến thức và khả năng tổ chức, quản lí ., cho nên hợp tác hóa sản xuất nông nghiệp có nhiều nhược điểm thể hiện ở: sức sản xuất xã hội; hiệu quả kinh tế; nhịp độ phát triển sản xuất giảm dần ., số đông HTX không còn chứng minh được tính ưu việt của phương thức sản xuất mới.

    Đánh giá một vấn đề rộng lớn, quan trọng như vậy là một vấn đề phức tạp, cần có nhiều ý kiến tham gia. Để góp phần vào sự đánh giá đó, chúng tôi cho rằng, phải tiếp cận từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, phương pháp, lĩnh vực khoa học khác nhau (kinh tế học, xã hội học, thống kê học, sử học ).

    Dựa trên quan điểm lịch sử, hệ thống lại quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, nhất là dựa trên quan điểm đổi mới của Đảng để nghiên cứu, phân tích, . đánh giá đúng mức khách quan những mặt thành công và hạn chế; nhận rõ bản chất mô hình cũ, nội dung cơ bản của quan điểm đổi mới để nâng cao nhận thức, thống nhất hành động, tiếp tục đổi mới là một yêu cầu khách quan đặt ra.

    Thực hiện đường lối hợp tác hóa của Trung ương Đảng, cùng với miền Bắc, Thái Nguyên tiến hành cuộc vận động xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN. Phong trào nhanh chóng phát triển sôi nổi, rộng khắp làm cho nông thôn miền núi từng bước đổi mới: Từ nông dân làm ăn cá thể đã trở thành giai cấp nông dân tập thể làm chủ bản làng, làm chủ xã hội; nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

    Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên, góp phần làm sáng rõ tinh thần cách mạng bắt nguồn từ lòng yêu nước, tha thiết với chế độ mới XHCN của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; khẳng định vai trò của phong trào hợp tác hóa ở địa phương, nhất là những đóng góp to lớn của phong trào đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước cũng như đóng góp cho việc khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đầu tiến lên CNXH. Qua đó, cũng thấy được mặt hạn chế của phong trào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển nền nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

    Từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “ Hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên từ 1958 đến 1990” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Lịch sử của mình.

    2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

    Hợp tác hóa nông nghiệp là một vấn đề không chỉ được các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà còn được cả những nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo chủ trương của Đảng, với cách tư duy mới, việc đánh giá quá trình hợp tác hóa đối với sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, càng được nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra những kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện kinh tế hợp tác trong thời kì đổi mới.
    Trong tác phẩm “Nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam” của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật Hà Nội, xuất bản năm 1986, đã đề cập tới những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN ở Việt Nam và được trình bày tại đại hội lần thứ IV của Đảng trong đó có các về vấn đề: Hợp tác hóa nông nghiệp, đẩy mạnh cách mạng khoa học kĩ thuật, xây dựng đào tạo con người mới, kinh tế địa phương vv ; Tác giả Phạm Như Cương trong cuốn “ Một số vấn đề kinh tế của hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” Nxb Khoa học xã hội, 1991, có đề cập đến Lịch sử hợp tác hóa ở nước ta sau cách mạng tháng tám (1945), bản chất và những khuyết điểm của nó cùng những đề nghị về điều chỉnh quá trình hợp tác hóa trong thời gian tới; Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú trong cuốn “Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam: Lịch sử, vấn đề, triển vọng” Nxb Sự thật, 1992, đã đề cập tới Lịch sử phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong suốt 30 năm 1958-1980. Những thành tựu và thiếu sót của phong trào này. Những nét mới trong phong trào hợp tác hóa hiện nay: Vấn đề và mâu thuẫn; một số kinh nghiệm của nước ngoài; định hướng và giải pháp của kinh tế hợp tác ở nông thôn.
    Về quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã có những tài liệu đề cập đến như Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 4,5,6 ., các văn kiện

    trên đã tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được ở nhiệm kì trước và đề ra đường lối chỉ đạo của Đảng bộ đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, nhất là quá trình hợp tác hóa trong từng giai đoạn. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1936-1965) và (1965-2000) xuất bản năm 2003, 2005, cũng đã đề cập đến quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên trước và trong đổi mới.

    Các báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội từ 1958 đến 1990 của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hệ thống niên giám thống kê của tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên). Tất cả các công trình trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến chủ trương, đường lối của Đảng, quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu riêng một cách đầy đủ có hệ thống quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 - 1990. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá rất cao các công trình nghiên cứu trên và coi đó là nguồn tư liệu quý giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.

    Luận văn này sẽ đi sâu nghiên quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái

    Nguyên từ 1958 đến 1990.

    3. ĐỐI TưỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990.

    3.2. Phạm vi nghiên cứu

    Tập trung vào quá trình hợp tác hóa nông nghiệp Thái Nguyên từ 1958 đến 1990. Tuy nhiên để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn có đề cập đến tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quan hệ sản xuất trong thời gian trước khi thực hiện hợp tác hóa;

    3.3. Nhiệm vụ của đề tài

    - Nghiên cứu, hệ thống lại quá trình hình thành và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên.

    - Từ thực tiễn phong trào, trong quá trình thực hiện kinh tế HTX nông nghiệp, thông qua cách thức tiến hành, tổ chức, qui mô HTX, . của tỉnh trong việc quản lí hoạt động sản xuất, dưới hình thức tập thể hóa TLSX. Đề tài rút ra những mặt thành công và hạn chế của phong trào hợp tác hóa của tỉnh trong tổng thể tình hình chung của cả nước giai đoạn 1958 - 1990.

    4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    4.1. Nguồn tài liệu

    Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu sau:

    - Các tác phẩm kinh điển của Mác - Ăng ghen, Lênin bàn về vấn đề hợp tác hóa.

    - Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tư và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về vấn đề hợp tác hóa.

    - Văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh

    Thái Nguyên trong thời kì 1954 -1990, trong đó chủ yếu là thời kì 1958 - 1990.

    Những tác phẩm, bài viết của các lãnh tụ về lịch sử kinh tế xã hội trong đó có chủ trương hợp tác hóa của Đảng, lịch sử Đảng bộ tỉnh và nhiều tài liệu khác viết về vấn đề hợp tác hóa của Thái Nguyên nói riêng.

    Tư liệu được khai thác chủ yếu ở Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thư viện tỉnh, Phòng Lịch sử - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và nhiều tài liệu, văn bản sưu tầm của cá nhân . Đó là cơ sở, cứ liệu chủ yếu trong nghiên cứu đề tài.

    Thực hiện đề tài, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ nhân chứng, từ điều tra thực địa để đảm bảo tính chính xác và phong phú hơn cho nội dung đề tài nghiên cứu.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu

    Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung đề tài. Từ kết quả của phong trào hợp tác hóa, chúng ta sẽ thấy được quy luật vận động bên trong của quá trình, rút ra khái quát lí luận, đặc điểm, tính chất của vấn đề nghiên cứu, đồng thời thấy được nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    - Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thái Nguyên thời kì 1958 - 1990.
    - Luận văn làm rõ vị trí, đặc điểm và vai trò của Thái Nguyên trong quá trình xây dựng, phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp cùng với cả cả nước; thấy được những cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình thực hiện thắng lợi của cuộc cách mạng xây dựng XHCN này là một sự tiếp nối xuất sắc truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.
    - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương ở các trường chuyên nghiệp và phổ thông.
    6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu thành 3 chương:
    CHưƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRưỚC KHI TIẾN HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP
    HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ

    CHưƠNG 2:

    THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
    (1958 - 1980)

    CHưƠNG 3: HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)


    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHưƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN TRưỚC KHI TIẾN 7
    HÀNH HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP

    1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của Thái Nguyên 7
    1.2. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp ở Thái Nguyên 15
    giai đoạn trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp
    CHưƠNG 2. HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI 24
    KÌ THỰC HIỆN CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
    (1958 - 1980)

    2.1. Lí luận chung và quan điểm của Đảng Cộng sản 24
    Việt Nam về phong trào hợp tác hóa trong nông nghiệp
    2.1.1. Lí luận chung 26
    2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phong trào 30
    hợp tác xã trong nông nghiệp
    2.2. Thời kì đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở 34
    Thái Nguyên (1958 - 1960).
    2.3. Thời kì tổ chức hợp tác xã bậc cao thực hiện cơ chế kế 70
    hoạch hóa tập trung (1961 - 1980)

    CHưƠNG 3. HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN THỜI
    KÌTHỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN (1981 - 1990)


    3.1. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 70
    (1981- 1988)

    3.2. Thực hiện cơ chế khoán theo tinh thần Nghị quyết số 10 77 (1988- 1990)
    3.3. Tác động của Khoán 100, Khoán 10 đến tình hình 82
    kinh tế - xã hội của thái nguyên
    Kết luận 87
    Tài liệu tham khảo 95

    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...