Thạc Sĩ hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu trường hợp thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TỪ VIẾT TẮT viii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG x
    DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ x
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI . 1
    1. Sự cần thiết của đề tài 1
    2. Giá trị thực tiễn của đề tài 2
    3. Mục tiêu đề tài cần hướng đến . 3
    4. Phạm vi nghiên cứu 4
    5. Đối tượng nghiên cứu 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . 4
    7. Điểm mới của luận văn . 4
    8. Kết cấu của luận văn 5
    CHƯƠNG I 6
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ
    HẠ TẦNG 6
    1.1. Khái niệm, đặc điểm 6
    1.1.1.Khái niệm 6
    1.1.2.Đặc điểm của mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực hạ tầng . 8
    1.2.Các mô hình hợp tác công tư() 9
    1.2.1.Hợp đồng dịch vụ . 9
    1.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm 9
    1.2.1.2.Cơ chế tài chính 10
    iii


    1.2.1.3.Ưu điểm và hạn chế . 10
    1.2.2.Hợp đồng quản lý . 11
    1.2.2.1.Khái niệm, đặc điểm . 11
    1.2.2.2.Cơ chế tài chính . 11
    1.2.2.3.Ưu điểm và hạn chế . 13
    1.2.3.Hợp đồng cho thuê . 14
    1.2.3.1.Khái niệm, đặc điểm . 14
    1.2.3.2.Cơ chế tài chính . 14
    1.2.3.3.Ưu điểm và hạn chế . 15
    1.2.4.Hợp đồng nhượng quyền . 15
    1.2.4.1.Khái niệm, đặc điểm . 15
    1.2.4.2.Cơ chế tài chính . 16
    1.2.4.3.Ưu điểm và hạn chế . 17
    1.2.5.Hợp đồng BOT . 18
    1.2.5.1.Khái niệm, đặc điểm . 18
    1.2.5.2.Cơ chế tài chính . 20
    1.2.5.3.Ưu điểm và hạn chế . 20
    1.3. Cơ chế tài chính của mô hình hợp tác công - tư . 20
    1.4. Những lợi ích và hạn chế khi thực hiện hợp tác công tư . 23
    1.4.1. Lợi ích khi thực hiện hợp tác công tư . 23
    1.4.2. Những rủi ro tiềm tàng khi thực hiện hợp tác công tư: . 25
    1.4.3. Những can thiệp vì người nghèo trong bối cảnh của mối quan hệ đối tác nhà nước
    - tư nhân 27
    1.5. Đặc điểm của lĩnh vực y tế - bệnh viện . 29
    1.6. Ý nghĩa của hợp tác công - tư trong y tế 30
    iv


    1.7. Cơ chế tài chính trong mô hình hợp tác công - tư 31
    1.8. Mô hình hợp tác công - tư trong y tế ở một số nước 32
    1.8.1. Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Singapore 33
    1.8.1.1.Điều kiện và bối cảnh() 33
    1.8.1.2.Hệ thống y tế Singapore() 34
    1.8.1.3.Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại Singapore 35
    1.8.1.4.Cơ chế tài chính 35
    1.8.2. Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Trung Quốc 38
    1.8.2.1.Điều kiện và bối cảnh 39
    1.8.2.2.Hệ thống y tế - bệnh viện Trung Quốc 40
    1.8.2.3.Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại Trung Quốc 41
    1.8.2.4.Cơ chế tài chính 42
    1.8.2.5.Kết luận 45
    1.8.3. Bài học kinh nghiệm về hợp tác công - tư trong y tế tại các nước 46
    1.8.3.1.Hợp tác công tư trong y tế - bệnh viện tại Singapore 46
    1.8.3.2.Hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế - bệnh viện tại Trung Quốc 46
    CHƯƠNG II . 48
    THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
    MINH 48
    2.1. Quá trình xã hội hóa y tế trong khoảng thời gian 2005-2010 . 48
    2.1.1. Chủ trương xã hội hóa y tế() . 48
    2.1.2. Các chính sách khuyến khích() 50
    2.1.3. Hệ thống y tế TP.HCM 52
    2.1.3.1. Hệ thống y tế công lập 52
    v


    2.1.3.1.1. Đối với các cơ sở y tế đã hoàn thành tự chủ tài chính và các cơ sở y tế tự chủ
    tài chính một phần() 52
    2.1.3.1.2. Đối với các cơ sở y tế chưa tự chủ tài chính 53
    2.1.3.2. Hệ thống y tế ngoài công lập 53
    2.1.4. Tình hình thực hiện quá trình xã hội hóa lĩnh vực y tế của TP.HCM 54
    2.1.4.1. Xã hội hóa các cơ sở y tế công lập 54
    2.1.4.2. Xã hội hóa các cơ sở y tế ngoài công lập . 62
    2.2. Cơ chế tài chính chung của bệnh viện công 65
    2.2.1 Những mặt còn hạn chế trong quá trình xã hội hóa 65
    2.2.2 Nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế trong thời
    gian qua của TP.HCM . 67
    CHƯƠNG III: 71
    GIẢI PHÁP ĐỂ GIÁI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH
    XÃ HỘI HÓA Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 71
    3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong
    lĩnh vực y tế tại thành phố. 71
    3.2. Chủ trương, mục tiêu của thành phố về phát triển y tế 73
    3.2.1. Xu hướng để phát triển mô hình hợp tác công tư . 73
    3.2.2. Chủ trương của thành phố 74
    3.2.3. Mục tiêu chung 74
    3.2.4. Mục tiêu cụ thể 75
    3.2.5. Nhu cầu vốn đầu tư ngành y tế: . 76
    3.3. Ứng dụng mô hình hợp tác công tư trong quá trình xã hội hóa y tế 76
    3.3.1. Ý kiến của chuyên gia về phát triển mô hình hợp tác công - tư tại TP.HCM 7 7
    vi


    3.3.2. Lựa chọn mô hình hợp tác công - tư tại Thành phố 78
    3.3.2.1. Đặc điểm của mô hình BOT 79
    3.3.2.2. Vai trò của nhà nước và tư nhân trong dự án BOT . 79
    3.3.2.3. Cơ chế tài chính của dự án hợp tác công - tư theo BOT 82
    3.3.2.4 Kết quả mong đợi từ mô hình PPP trong lĩnh vực bệnh viện 84
    3.4. Các giải pháp để triển khai mô hình PPP trong lĩnh vực y tế tại TP. HCM 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Trong thời gian qua ngành Y tế Thành phố cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
    Các đơn vị y tế công lập tăng cường đổi mới trang thiết bị khám chữa bệnh kỹ thuật cao,
    phát triển cơ sở hạ tầng v v .nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng
    phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, khu vực y tế ngoài công lập cũng phát triển nhanh
    chóng, nhiều phòng khám, bệnh viện tư nhân với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại ra
    đời tạo môi trường cạnh tranh với các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, việc đầu tư phát
    triển cơ sở vật chất, nâng cao năng lực chuyên môn bước đầu là giải pháp hiệu quả
    nhưng chưa đủ, cần thiết phải có một mô hình hoạt động mới và một cơ chế chính sách
    quản lý thích hợp với điều kiện của kinh tế thị trường và phát triển bền vững. Sau nhiều
    năm thực hiện chủ trương xã hội hóa của chính phủ trong lĩnh vực hạ tầng xã hội, trong
    đó bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao đã đạt được
    nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, quá trình xã hội hóa còn bộc lộ nhiều khó khăn,
    vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện. Cụ thể, lĩnh vực y tế, cơ chế gò bó của
    nhà nước đã ảnh hưởng lớn đến quá trình xã hội hóa trong lĩnh vực này. Điển hình,
    trong lĩnh vực bệnh viện công lập bộc lộ một số khó khăn như:
    - Sự quá tải của các cơ sở khám, chữa bệnh ;
    - Sự thiếu hụt tài chính cho đầu tư trang thiết bị hiện đại và tu sửa cơ sở khám,
    chữa bệnh;
    - Thiếu nguồn tài chính cho đào tào nguồn lực y, bác sĩ
    - Sự chảy máu chất xám: do cơ chế đãi ngộ chưa phù hợp.
    Sự gồng gánh và bao cấp của nhà nước cho các bệnh viện công lập hiện nay đã
    thật sự không còn phù hợp, nên có một sự cải tiến nhất định nhằm thúc đẩy sự phát triển
    của hệ thống bệnh viện hơn. Cần thiết đẩy mạnh hơn nữa phát triển các cơ sở y tế ngoài
    công lập để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, không còn hình ảnh chen
    lấn nhau mua vé khám bệnh, hình ảnh ngủ hành lang của các bệnh nhân và người thăm
    bệnh và quan trọng hơn góp phần xóa đi tính tiêu cực trong bệnh viện công lập. Đây là
    những điều mà xã hội đang mong đợi nhất.


    -2-
    Hợp tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực y tế là cách thức mới của cải cách. Mỗi khu
    vực có những điểm mạnh và điểm yếu của nó, khu vực công hay tư một mình nó không
    thể cung cấp tốt dịch vụ y tế. Thông qua hợp tác, khu vực công và khu vực tư có thể
    đóng vai trò đổi mới trong việc tài trợ và cung cấp dịch vụ y tế. Thúc đẩy hình thức đối
    tác công - tư sẽ góp phần phát triển đồng đều dịch vụ y tế công tư, chuẩn mực hóa bệnh
    viện, cải thiện lĩnh vực y khoa, đáp ứng các phân khúc thị trường dịch vụ y tế. Tuy
    nhiên, khi ứng dụng mô hình này, còn nhiều vấn để ta phải giải quyết như lựa chọn hình
    thức nào cho phù hợp với lĩnh vực y tế? Thiết kế cơ chế, chính sách như thế nào để
    hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho người nghèo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và
    công bằng?
    Qua nghiên cứu tài liệu ở một số nước, chúng ta có thể áp dụng mô hình hợp tác
    công - tư trong lĩnh vực bệnh viện trong quá trình xã hội hóa ở Việt Nam nói chung và
    Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với mô hình bệnh viện ngoài công lập dưới dạng
    doanh nghiệp dự án hoặc Công ty cổ phần bệnh viện, trong đó nhà nước và tư nhân
    cùng nhau góp vốn trên cơ sở nhân đôi lợi ích và chia sẻ rủi ro với nhau và quan trọng
    hết là góp phần vào việc nâng cao chất lượng trong lĩnh vực y tế, an sinh và phúc lợi xã
    hội.
    2. Giá trị thực tiễn của đề tài
    Đề tài: “Áp dụng phương thức PPP trong xã hội hóa lĩnh vực y tế” có khả năng
    ứng dụng cao trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Qua phân tích, TP.HCM là đô thị
    đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị
    trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế ; trung tâm công nghiệp,
    dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á, .Là đô thị trung tâm của vùng
    TP.HCM (bao gồm 7 tỉnh lân cận), bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và
    chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí, thể dục thể
    thao . của Vùng. Đặc biệt là trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa của Chính
    phủ, thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những địa phương gặt hái
    nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực này. Cụ thể, hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh
    có tất cả 28 bệnh viện với cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu vốn đa dạng. Ví dụ như:
    bệnh viện công lập (bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình
    Dân ), bệnh viện cổ phần (Công ty CP bệnh viện Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, Công ty


    -3-
    cổ phần bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ), bệnh viện liên doanh (bệnh viện liên doanh Pháp
    - Việt, ) và hàng ngàn cơ sơ hành nghề y dược tư nhân. Hệ thống cơ sở y tế ngoài
    công lập này ngày càng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe
    của người dân thành phố.
    3. Mục tiêu đề tài cần hướng đến
    Đề tài có hai mục tiêu nghiên cứu chính, đó là:
    - Thiết lập mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực Y tế (bệnh viện) tại TP.HCM để
    tất cả mọi người(người thu nhập thấp) có thể tiếp cận dịch vụ y tế với chất lượng đảm
    bảo.
    - Đề xuất hình thức hoạt động hiệu quả (về khía cạnh tài chính) của mô hình này.
    Từ thực tiễn, khu vực tư nhân được xem như là một nguồn lực dồi dào về chuyên
    môn, về phương thức quản lý và điều hành, và là nguồn cung cấp vốn cần thiết để cải
    thiện và mở rộng dịch vụ - những vấn đề mà khu vực nhà nước vẫn thường thiếu. Trong
    những năm gần đây, khu vực tư nhân đã gặt hái nhiều thành công trong việc hợp tác với
    những ngành dịch vụ công cộng, công ích nhằm mang lại lợi ích cho người sử dụng
    dịch vụ.
    Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng rất nhiều nhà đầu tư tư nhân không thể hoặc
    không sẵn sàng đầu tư hoặc mở rộng dịch vụ cho những nhóm người có thu nhập thấp
    (LIGs), ít nhất là trong ngắn hạn và trung hạn. Nguyên nhân cơ bản là khu vực tư nhân
    có ít động lực thúc đẩy thực hiện điều này bởi vì chi phí đầu tư cao trong khi lợi nhuận
    mang lại thường thấp do nhóm người này thường có nhu cầu tiêu dùng thấp xuất phát từ
    điều kiện tài chính của họ không được đảm bảo.
    Lý luận, với nguồn kinh phí có hạn, Nhà nước vẫn sử dụng chính sách bao cấp qua
    chế độ phí thấp cho tất cả mọi đối tượng, mọi khu vực. Chính chủ trương này là một
    trong các yếu tố làm cho lĩnh vực y tế không đủ điều kiện chăm lo tốt hơn cho các đối
    tượng chính sách, cho dân nghèo, cho các vùng xa xôi, điều kiện kinh tế chưa phát triển,
    đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lĩnh vực y tế chưa thể tập trung cho
    các mục tiêu phát triển ưu tiên. Mục tiêu của đề tài là hướng tới một hình thức cung cấp
    dịch vụ mới trên cơ sở nhà nước và tư nhân kết hợp với nhau.
    Tóm lại, để cho người có thu nhập thấp có thể sử dụng được những dịch vụ với
    chất lượng đảm bảo, sự kết hợp lâu dài và hiệu quả giữa khu vực nhà nước và tư nhân là
    điều cần thiết. Trong đó, tư nhân sẽ đóng góp nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, vốn và


    -4-
    nhà nước sẽ hỗ trợ trong việc ưu đãi về chính sách, đất đai, thuế, các ưu đãi khác. Chẳng
    hạn, nếu nhà nước và khu vực tư nhân cùng hợp tác với nhau thông qua một hợp đồng
    dự án dưới dạng thành lập công ty cổ phần. Khi đó, về phần phân phối kết quả hoạt
    động, các bên tham gia được chia sẻ lợi ích tương ứng với phần vốn góp của mình. Kết
    quả hoạt động đó cũng có thể được giữ lại để tái đầu tư và trích ra một nguồn quỹ để hỗ
    trợ cho nhóm người có thu nhập thấp theo các điều khoản thỏa thuận đã ký kết trong
    hợp đồng dự án. Như vậy, không chỉ lợi ích các bên được đảm bảo mà thông qua đó, lợi
    ích của người tiêu dùng cũng được cải thiện với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Do nguồn lực có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung thu thập thông tin, phân tích số
    liệu và khảo sát tại các đơn vị trên địa bàn TP.HCM: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ
    Chí Minh, Sở Tài chính TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Sở Y Tế TP.HCM,
    Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh Viện
    Đại học Y Dược TP.HCM. Thông tin phục vụ cho đề tài từ năm 2000 đến năm 2011.
    5. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề của quá trình xã hội hóa và mô hình hợp tác
    công tư.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Phân tích, tổng hợp
    - Thu thập và phân tích các dữ liệu số, thống kê và so sánh.
    - Khảo sát tại bàn: Đây là phương pháp thu thập thông tin để thăm dò ý kiến của
    các chuyên gia về việc ứng dụng thí điểm mô hình Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế
    trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    7. Điểm mới của luận văn
    - Bước đột phá huy động nguồn vốn tư nhân. Hình thức đối tác công - tư là một
    trong những giải pháp chính có thể tháo gỡ nút thắt huy động vốn trong bối cảnh các
    nước đều có xu hướng cắt giảm đầu tư công.
    - Nghiên cứu Hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP.HCM


    -5-
    8. Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm có 4 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng.
    Chương II: Mô hình hợp tác công - tư trong lĩnh vực bệnh viện.
    Chương III: Thực trạng xã hội hóa y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    Chương IV: Giải pháp để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong quá trình xã hội hóa y
    tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
     
Đang tải...