Thạc Sĩ Hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CAM ĐOAN
    Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang và những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
    Tác giả
    Huỳnh Thị Cẩm Hà

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:
    Với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp tại Việt Nam đứng trước cuộc đua khốc liệt để khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh phát triển để tồn tại và một trong những cách tốt nhất để nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động là kết hợp với doanh nghiệp khác. Trong các hình thức kết hợp thì hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, được viết tắt M&A) là xu hướng trong giai đoạn hiện nay. Quá trình cạnh tranh thúc đẩy hoạt động M&A phát triển và ngược lại chính hoạt động M&A càng khiến các cuộc cạnh tranh diễn ra sôi động hơn.
    Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định do vậy Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, quá trình này sẽ làm cho hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và hứa hẹn sẽ gia tăng nhanh chóng trong những năm tới do nhu cầu mua, bán, hợp nhất, thâu tóm doanh nghiệp ngày càng lớn dần theo quá trình đổi mới. Mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 50.000 doanh nghiệp mới thành lập thì cũng sẽ có một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp trong số đó phải hợp nhất hoặc thâu tóm. Nhất là những công ty có nguy cơ phá sản thì hoạt động M&A là một trong những lối thoát an toàn để tái sinh. Với tổng giá trị giao dịch trong quý 1/2008 là 302,3 triệu USD; 1.753 tỷ USD tương đương khoảng 113 vụ M&A trong năm 2007, con số khá ấn tượng cho hoạt động M&A trong những năm gần đây. Năm 2005, tại Việt Nam có 18 trường hợp thâu tóm (sáp nhập) doanh nghiệp với tổng giá trị đến 61 triệu USD. Năm 2006, số vụ sáp nhập đã tăng gần gấp đôi với 38 vụ, tổng giá trị là 299 triệu USD. Câu hỏi đặt ra:
     Cơ sở nào cho việc tính toán giá trị của thương vụ M&A.
     Giá trị thương vụ M&A bao gồm những nhân tố nào.
     Kỹ thuật, phương pháp xác định giá trị trong giao dịch M&A.
    2
     Hiện nay, hoạt động M&A tại Việt Nam phát triển ở mức độ nào.
     Những nhân tố nào làm hạn chế đến quá trình phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam.
    Tuy nhiên, để có được một kết quả giao dịch M&A thành công thì cần cả sự hỗ trợ của các yếu tố khác như: hành lang pháp lý, cơ sở dữ liệu, thông tin liên quan. Đây cũng sẽ là những vấn đề mà luận văn sẽ làm rõ.

    2. Mục đích nghiên cứu:
    Luận văn sẽ tập trung làm rõ những vấn đề sau:
    Thứ nhất, luận văn sẽ nghiên cứu một số phương pháp xác định giá trị thương vụ M&A. Điểm quan trọng là phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp, bao gồm: giá trị hữu hình và giá trị vô hình.
    Thứ hai, trên cơ sở một số phương pháp định giá được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, luận văn sẽ phân tích ưu, nhược điểm và hạn chế khi áp dụng cho doanh nghiệp tại Việt Nam trong hoạt động M&A.
    Thứ ba, luận văn sẽ đề xuất một số điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
     Tập trung nghiên cứu một số phương pháp xác định giá giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc định giá trị thương vụ M&A.
     Nghiên cứu phương pháp xác định giá giá trị thương hiệu của tổ chức Interbrand để làm cơ sở tham khảo cho việc áp dụng tại Việt Nam.
     Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng thực tế tại Việt Nam hiện nay và áp dụng cho mô hình mẫu là CTCP Gemadept.

    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Mặc dù hoạt động M&A trên thế giới đã có cách đây hơn 120 năm, tuy nhiên chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, luận văn sử dụng một số phương pháp định giá doanh nghiệp làm cơ sở để xác định giá trị thương vụ M&A như phương pháp
    3
    định giá thương hiệu (phân tích phương pháp của tổ chức Interbrand), phương pháp giá trị tài sản thực, phương pháp chiết khấu dòng tiền,
    Phương pháp phân tích được sử dụng chủ đạo trong đề tài để làm rõ những vấn đề trong hoạt động hợp nhất – thâu tóm doanh nghiệp.
    Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp với phương pháp so sánh để làm rõ hơn những ưu và nhược điểm các phương pháp định giá được sử dụng trong hoạt động M&A.
    Luận văn còn tham khảo giáo trình, tài liệu, tạp chí, số liệu báo cáo niên giám thống kê, các trang web tham khảo khác.

    5. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
     Chương 1: Khung pháp lý về hợp nhất – thâu tóm và định giá doanh nghiệp.
     Chương 2: Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam.
     Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động M&A tại Việt Nam.
    Bên cạnh đó, luận văn kèm theo chương trình phần mềm định giá giá trị doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...