Luận Văn Hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Một số nét khái quát về Hợp đồng Vận tải và Hợp đồng mua bán ngoại thương. Mối liên quan mật thiết giữa hai hợp đồng. 4
    I Hợp đồng mua bán ngoại thương: 4
    1 Khái niệm 4
    2 Sự ra đời và phát triển của Hợp đồng mua bán ngoại thương. 5
    II Hợp đồng vận tải 6
    1 Định nghĩa. 6
    2 Sự ra đời và phát triển của vận tải. 7
    3 Mối quan hệ giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ vận tải. 9
    Chương II: Các điều khoản của Hợp đồng mua bán hàng hoá và Hợp đồng Vận tải 12
    I Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá. 12
    1 Các điều kiện chung. 12
    2 Các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán ngoại thương. 15
    II Hợp đồng vận tải. 35
    1 Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá. 35
    2 Vận tải hàng hoá bằng đường biển. 49
    3 Các phương thức vận tải thường dùng trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường biển. 50
    4 Vận đơn đường biển. 52
    III Một vài nét khái quát về vận tải bằng đường hàng không. 70
    1 Vị trí của vận tải hàng không. 70
    2 Đặc điểm của vận tải hàng không. 70
    3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không. 71
    IV Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không. 75
    1 Vận tải hàng không quốc tế. 75
    2 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB) 77
    3 Cước phí vận tải đường hàng không. 78
    4 Các loại cước phí: 79
    Chương III: Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải 83
    I Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng ngoại thương 83
    1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán. 83
    2 Giai đoạn 2: đàm phán. 84
    3 Giai đoạn 3: sau đàm phán. 86
    II Một số biện pháp để làm tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng vận tải 86
    1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán. 87
    2 Giai đoạn 2: đàm phán. 87
    3 Giai đoạn 3: sau đàm phán. 87
    Kết luận 91

    Lời nói đầu
    Thị trường thế giới là một thể thống nhất, cơ cấu hàng hoá buôn bán mạnh mẽ. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi các hình thức giao thương trên thị trường thế giới, tạo ra những phương thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp. Đồng thời làm xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh và các phương thức mua bán khác nhau. Các quốc gia đều mong muốn và cố gắng thực hiện chính sách " mở cửa" nền kinh tế và như vậy, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán với hàng trăm quốc gia.
    Hợp đồng mua bán hàng hoá là biểu hiện cụ thể của quan hệ ngoại thương giữa các thương nhân với nhau. Đồng thời nó cũng là phương tiện để các chính sách kinh tế của Nhà nước được thực thi trên thực tế.
    Nếu như việc ký kết một hợp đồng mua bán Ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương , thì vận tải là khâu không thể thiếu được trong các phương thức giao dịch và mua bán Quốc tế. Vận tải Quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Việc ký kết một hợp đồng chuyên chở cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Nó quyết định mức độ của vận tải và giá cả cạnh tranh.
    Mối liên kết giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Ngoại thương rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán còn Hợp đồng mua bán ngoại thương là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng Vận tải.
    Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế dối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu.
    Nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều chủ yếu mà chúng ta phải quan tâm đó là bằng cách nào để có thể soạn ra những Hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng vận tải với những điều khoản có lợi nhất cho chúng ta và được đối tác chấp nhận. Chính vì mối liên quan mật thiết này đã dẫn đến vấn đề bức xúc trong việc nghiên cứu và phân tích Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải".
    Tuy nhiên phạm vi đề cập ở đây chỉ giới hạn ở mối quan hệ Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải dưới góc nhìn của một cán bộ nghiệp vụ Thương mại chứ không phải là người nghiên cứu.
    Đối tượng đề cập: Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải các thiết bị viễn thông tin học
    Phương pháp đề cập: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng có kết hợp với phương pháp phân tích và phê phán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...