Tài liệu Hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Bài giảng 13
    Niên khoá 2006-07


    HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VÀ HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI


    1. Liên hệ giữa hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai và hoán đổi


    Trong bài 12 chúng ta đã bàn luận về việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để quản lý rủi ro
    biến động giá cả trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán cũng như quản lý rủi
    ro ngoại hối trong các giao dịch ngoại tệ, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và
    tín dụng. Có thể nói hợp đồng kỳ hạn được thiết kế như là một công cụ hữu hiệu để quản
    lý rủi ro. Thế nhưng do quá chú trọng đến công dụng quản lý rủi ro nên hợp đồng kỳ hạn
    đánh mất đi cơ hội kinh doanh hay đầu cơ. Chẳng hạn, để quản lý rủi ro ngoại hối khi có
    hợp đồng nhập khẩu sẽđến hạn thanh toán trong tương lai, doanh nghiệp có thể thoả
    thuận mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá kỳ
    hạn được xác định chẳng hạn là F(USD/VND)=16.200. Năm tháng sau tỷ giá giao ngay
    trên thị trường lên đến S(USD/VND)=16.220, doanh nghiệp thầm mừng vì thấy hợp đồng
    kỳ hạn của mình có lời. Nhưng lời ởđây chỉ là lời “trong tính toán” chứ không phải lời
    thực sự vì lúc này hợp đồng kỳ hạn chưa đến hạn. Đến khi hợp đồng đến hạn, tỷ giá giao
    ngay trên thị trường lại đổi khác và biết đâu chừng lúc ấy tỷ giá giao ngay
    S(USD/VND)=16.050 tức nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn đã cam kết. Nhưng vì lúc này hợp đồng
    kỳ hạn đã đến hạn và vì là hợp đồng bắt buộc nên doanh nghiệp phải mua ngoại tệ theo tỷ
    giá kỳ hạn F(USD/VND) = 16.100 nhưđã cam kết trong hợp đồng kỳ hạn. Đây là hạn
    chế hay nhược điểm quan trọng của hợp đồng kỳ hạn. Nhược điểm này có thể tránh được
    nếu doanh nghiệp sử dụng hợp đồng tương lai.
    Ngoài ra khi phân tích hạn chế của hợp đồng kỳ hạn nhưđã trình bày trong bài 12
    chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hợp đồng kỳ hạn chỉđáp ứng được nhu cầu giao
    dịch của doanh nghiệp khi nào doanh nghiệp chỉ có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ trong
    tương lai còn ở hiện tại thì doanh nghiệp không có nhu cầu. Thực tế cho thấy đôi khi
    doanh nghiệp vừa có nhu cầu giao dịch ngoại tệ giao ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời
    vừa có nhu cầu giao dịch ngoại tệ kỳ hạn ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi ấy,
    hợp đồng kỳ hạn không thểđáp ứng được. Trong tính huống này hợp đồng hoán đổi nên
    được sử dụng.


    2. Hợp đồng tương lai


    2.1 Giới thiệu chung


    Có thể nói hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở
    mua bán, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán, và kỳ hạn giao
    dịch. Hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa, các chi tiết là do hai bên đàm phán và
    thoả thuận cụ thể. Một sốđiểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng
    tương lai có thể liệt kê như sau:


    ã Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán thông qua người môi giới. Hợp
    đồng kỳ hạn được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên của hợp đồng.
    ã Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường tập trung. Hợp đồng kỳ hạn
    trên thị trường phi tập trung.


    Nguyển Minh Kiều/Nguyễn Xuân Thành 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...