Tiểu Luận Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: Hợp đồng nhượng quyền thương mại
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    I. LỜI NÓI ĐẦU 2
    II. Khái niệm của hợp đồng nhượng quyền thương mại . 2
    III. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại . 3
    Về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại . 3
    Về ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại . 3
    Về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại 4
    Về đối tượng cảu hợp đồng nhượng quyền thương mại . 4
    Về các loại hơp đồng nhượng quyền thương mại . 4
    IV. Nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại . 5
    Về nội dung quyền thương mại . 5
    Về thời hạn hiệu lưc của hợp đồng nhượng quyền thương mại 5
    Về gia hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại 5
    Về chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại . 6
    Về chuyển nhượng hơp đồng nhượng quyền thương mại 6
    Về giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại 7
    Về giá cả, phí nhượng quyền định kỳ, phương thức thanh toán . 7
    V. Quyền và nghĩa vụ của các bên . 8
    Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền . 8
    Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền 9
    VI. KẾT LUẬN . 11
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11


    I. LỜI NÓI ĐẦU
    Nhượng quyền thương mại được hình thành và phát triển lâu đời ở các nước phương Tây, đây là phương thức kinh doanh độc đáo cho các các hoạt động bán lẻ hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đem lại những lợi ích đáng kể cho các bên tham gia hoạt động cũng như cho người tiêu dùng và xã hội. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, nó đặc biệt hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển cho các thương nhân hạng vừa và nhỏ, giúp họ trụ vững trong thị trường cạnh tranh trước những doanh nghiệp lớn mạnh. Ở Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm chủ yếu trong nền kinh tế, một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, là một thị trường tiềm năng cho hoạt động nhượng quyền phát triển. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa cùng với các cam kết quốc tế Việt Nam phải mở cửa cho các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động này. Vì vậy, việc xuất hiện, tồn tại và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam là một tất yếu khách quan nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế.
    II. Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại
    Theo Điều 388 Bộ luật dân sự (BLDS), 2005: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên. Ở Việt Nam, Luật thương mại 2005 đã lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa về nhượng quyền thương mại:
    “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
    1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
    2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
    Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
    Đối với Việt Nam, pháp luật không đưa ra một định nghĩa nào về HĐNQTM, chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này. Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp luật, HĐNQTM là loại hợp đồng được các thương nhân kí kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại. Hợp đồng này phải có những đặc điểm chung của hợp đồng được quy định ở chương VI của Bô luật dân sự 2005 ( BLDS 2005) về HĐNQTM. Do vậy, hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện pháp luật dân sự đặt ra đối với một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, HĐNQTM chính là sự thỏa thuận giữa các bên nhượng quyền và bên nhận quyền về thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt đồng nhượng quyền thương mại – thể hiện bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại như được quy định tại “Điều 284, Luật thương mại 2005”
    III. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại
    v Về hình thức:
    - Hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) phải được thành lập văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 285, Luật thương mại, 2005).
    v Về ngôn ngữ:
    - HĐNQTM phải được lập bằng tiếng việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận (Điều 12, nghị định số 35/2006/NĐ- CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...