Luận Văn Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Liên tiếp trong những năm gần đây, những công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế khổng lồ sát nhập, những khối thị trường chung như Liên minh châu Âu (EU), Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và gần đây nhất là Khối mậu dịch tự do châu Á (AFTA) ra đời để có một qui mô lớn hơn, một sức mạnh bao trùm hơn, khả năng chi phối thị trường lớn hơn, một năng lực phát triển mạnh mẽ hơn, chứng tỏ một khuynh hướng ngày càng rõ nét và lan rộng trong kinh tế thế giới - khuynh hướng hội nhập để phát triển. Là một nước đang phát triển với GDP bình quân chỉ khoảng 500 đôla Mỹ trên đầu người, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung, cũng là cơ hội phát triển rất lớn này.
    Tuy nhiên, cơ hội lớn cũng là thách thức lớn, là sự mạo hiểm và thậm chí là nguy cơ thất bại, thua thiệt nếu chúng ta nhập cuộc mà không được trang bị đủ kiến thức, non nớt về kinh nghiệm, vốn liếng mọi mặt không có nhiều. Các doanh nhân Việt Nam đã đi những bước đầu tiên trong hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu với cả thành công và thất bại. Làm sao để có thể nhân lên thành công và hạn chế thất bại? Làm sao để có thể phát triển đi lên? Đâu là thế mạnh và đâu là chỗ yếu của chúng ta? Để làm ngoại thương không thể không hiểu biết những kiến thức cơ bản về hoạt động ngoại thương. Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nhân Việt Nam còn chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ lưỡng cả những giáo trình ngoại thương cơ bản, chưa nắm vững những khái niệm FOB, CIF, . nên đã không tránh khỏi những thất bại không đáng có. Đề tài “Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu” đề cập một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên của hoạt động ngoại thương mà bất cứ doanh nhân nào cũng phải hiểu rõ khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Bằng cách tóm lược những điều cốt yếu nhất trong đề tài đã chọn, em mong muốn bày tỏ những suy nghĩ của mình về hành trang cho các doanh nghiệp Việt nam để hội nhập và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế rộng lớn, nhiều hứa hẹn và cũng nhiều thách thức.
    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khoá luận của em được chia thành 3 chương:
    Chương I : Hợp đồng mua bán hàng hoá.
    Chương II : Hợp đồng thuê tàu
    Chương III : Mối quan hệ giữa hợp đồng mua bán hàng hoá - hợp đồng thuê tàu và một số lưu ý đối với các doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...