Luận Văn Hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài.
    lao động là nhu cầu, là đặc trưng trong hoạt động sống của con người. Hoạt động lao động giúp con người hoàn thiện bản thân và phát triển xã hội. Khi xã hội đã đạt đến mức độ phát triển nhất định thì sự phân hóa, phân công lao động xã hội diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc. Vì vậy, mỗi người không còn có thể tiến hành hoạt động lao động, sinh sống theo lối tự cấp, tự túc mà quan hệ lao động trở thành một quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ với mỗi cá nhân mà là với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của toàn cầu. Cho nên, cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ này. Quan hệ lao động ngày càng được thiết lập theo nhiều cách thức khác nhau, và hiện nay hợp đồng lao động đã trở thành cách thức cơ bản, phổ biến nhất, phù hợp nhất để thiết lập quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, là lựa chọn của nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chế định hợp đồng lao động cũng là tâm điểm của pháp luật lao động nước ta.
    Với dân số đông, cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam, vấn đề lao động – việc làm luôn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong các vấn đề xã hội. Và việc mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã góp phần giải quyết một lượng nhu cầu không nhỏ về việc làm cho người lao động Việt Nam. Trong một thời gian dài, được làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mong ước của nhiều người lao động, đồng thời, nguồn nhân lực giá rẻ tại chỗ cũng là sức hút không nhỏ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, quan hệ hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp này đang nổi lên rất nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo ngại với nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp, bất ổn. Nhiều doanh nghiệp gần đây thiếu lao động trầm trọng trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nước ta vẫn còn rất cao. Ngoài lý do các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu tương đối cao mà người lao động không dễ đáp ứng, phần khác còn bởi khối doanh nghiệp này đã không còn nhiều sức hút với người lao động. Nguyên nhân từ đâu?
    Đã có không ít công trình nghiên cứu về chế định hợp đồng lao động, về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc về thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi vào trọng tâm việc áp dụng chế định trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong những năm gần đây, thì chưa có nhiều tác giả nghiên cứu.
    Vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

    MỤC LỤC
    Nội dung
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
    3. Phương pháp nghiên cứu
    4. Kết cấu khóa luận
    Chương I - KHÁI QUÁT VỀ HĐLĐ VÀ DNCVĐTNN
    1.1.HĐLĐ-PHƯƠNG THỨC CƠ BẢN THIẾT LẬP QHLĐ CỦA NỀN KTTT.
    1.1.1. Khái niệm HĐLĐ
    * lịch sử hình thành chế định HĐLĐ và định nghĩa HĐLĐ
    * Đặc trưng cơ bản của HĐLĐ
    1.1.2. Tính tất yếu khách quan của HĐLĐ trong nền KTTT
    1.1.3. Các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về HĐLĐ
    1.1.3.1. Phạm vi đối tượng áp dụng HĐLĐ
    1.1.3.2. Các loại HĐLĐ
    1.1.3.3. Hình thức HĐLĐ
    1.1.3.4. Nội dung của HĐLĐ
    1.1.3.5. Giao kết HĐLĐ
    * Điều kiện về chủ thể giao kết HĐLĐ
    * Nguyên tắc giao kết HĐLĐ
    * Trình tự giao kết HĐLĐ
    1.1.3.6. Thực hiện, thay đổi và tạm hoãn HĐLĐ
    1.1.3.7. Chấm dứt HĐLĐ
    1.2. DNCVĐTNN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG
    TRONG DNCVĐTNN
    1.2.1 Thế nào là DNCVĐTNN?.
    1.2.2. Các hình thức tồn tại và hoạt động của DNCVĐTNN tại Việt Nam
    1.2.2.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    1.2.2.2. Doanh nghiệp liên doanh giữa NĐT trong nước và NĐTNN1
    1.2.2.3. Hình thức góp vốn, mua cổ phầnm mua lại, sáp nhập
    1.2.3. Tuyển dụng lao động và một số quy định riêng liên quan đến
    quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN
    1.2.3.1. Tuyển dụng lao động trong DNCVĐTNN
    1.2.3.2. Một số quy định riêng về quan hệ HĐLĐ trong DNCVĐTNN
    Chương II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
    HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN
    2.1. THỰC TIỄN GIAO KẾT HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN
    2.1.1. Về việc đảm bảo điều kiện chủ thể và nguyên tắc giao kết HĐLĐ
    2.1.2. Về việc đảm bảo nội dung, hình thức HĐLĐ
    2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HĐLĐ TRONG CÁC DNCVĐTNN
    2.2.1. Thực hiện các nội dung bắt buộc trong HĐLĐ
    2.2.2. Thực hiện các thỏa thuận, đãi ngộ khác
    2.2.3. Thay đổi hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng, điều chuyển
    tạm thời NLĐ, cho thuê lại lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng
    2.3. THỰC TIỄN CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG DNCVĐTNN
    2.3.1.Tình hình chấm dứt HĐLĐ trong DNCVĐTNN
    2.3.2. Vấn đề giải quyết quyền lợi của các bên khi chấm dứt HĐLĐ
    Chương III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC THỰC HIỆN HĐLĐ
    TRONG DNCVĐTNN VÀ MỘT SỐ KHUYỂN NGHỊ
    3.1.Đánh giá khái quát việc thực hiện chế định HĐLĐ trong DNCVĐTNN.
    * Những kết quả đã đạt được
    * Những hạn chế còn tồn tại
    * Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
    3.2. Một số khuyến nghị
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...