Tài liệu Hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp lao động

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG




    I - Hợp đồng lao động
    1 - Khái niệm hợp đồng lao động
    - Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động, thuê mướn lao động (gọi chung là người sử dụng lao động) về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết với nhau về điều kiện sử dụng lao động và điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
    - Hợp đồng lao động do hai bên thoả thuận nhất thiết phải có các nội dung chủ yếu sau đây : công việc phải làm, tiền công (tiền lương), nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, những điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
    - Tiền công (tiền lương) trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
    - Hợp đồng lao động được giao kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng không trái với pháp luật và thoả ước lao động tập thể ở những nơi có ký kết thoả ước lao động tập thể.
    - Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản hoặc bằng miệng:


    o Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản phải được làm thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản;
    o Hợp đồng lao động được giao kết bằng miệng thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động, và chỉ áp dụng đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng.
    2 - Giao kết Hợp đồng lao động:
    - Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa người lao động với sử dụng lao động hoặc với người đại diện hợp pháp của sử dụng lao động.
    - Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa sử dụng lao động với từng người lao động. Hợp đồng lao động cũng có thể được ký kết giữa sử dụng lao động với một người lao động được uỷ quyền đại diện cho một nhóm người lao động. Trong trường hợp này, Hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
    - Người lao động có thể giao kết nhiều Hợp đồng lao động với nhiều sử dụng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng.
    - Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản phải theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ấn hành và phải làm thanh 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Trong trường hợp hai bên thoả thuận đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người lao động được miễn lệ phí, tem chứng thư.
    - Hợp đồng lao động được giao kết theo một trong những loại sau đây:
    o Hợp đồng lao động với thời hạn không xác định
    o Hợp đồng lao động với thời hạn xác định
    o Hợp đồng lao động theo một công việc nhất định theo mùa vụ .
    - Các bên giao kết Hợp đồng lao động phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi lao động.
    - Khi giao kết hợp đồng lao động, sử dụng lao động với người lao động có thể thoả thuận việc làm thử và thời gian thử việc, thủ tục được quy định như sau:
    o Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học
    o Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ .
    o Thời gian thử việc không quá 6 ngày đối với những lao động khác.
    - Việc làm thử có thể được giao kết bằng hợp đồng riêng. Hết thời hạn thử việc nói trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc cho người lao động, nếu đạt yêu cầu hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức, hai bên phải tiến hành giao kết Hợp đồng lao động.
    - Quyền và nghĩa vụ trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận. Riêng tiền công (tiền lương) ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ Hợp đồng lao động mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
    - Hợp đồng lao động bằng văn bản có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận, Hợp đồng lao động giao kết bằng miệng có hiệu lực từ ngày người lao động bắt đầu làm việc. Trong trường hợp người lao động đã thực tế tiến hành công việc hoặc đã thử việc mà thoả thuận không có hợp đồng riêng thì Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày bắt đầu làm việc hoặc ngày bắt đầu thử việc.
    - Đối với các trường hợp lao động thường xuyên có thời hạn từ 1 năm trở nên, thì người sử dụng lao động nên sử dụng bản Hợp đồng lao động của Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố (xem mẫu dưới đây). Đối với các trương hợp công việc đòi hỏi phải có những qui định cụ thể hơn bản Hợp đồng lao động của Sở LĐTBXH thì các bên có thể bổ sung thêm một bản Phụ lục Hợp đồng.
    3 - Chấm dứt Hợp đồng lao động:
    a) Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau:
    - Hợp đồng hết hạn, công việc thoả thuận theo hợp đồng đã hoàn thành;
    - Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng;
    - Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị hình phạt buộc người đó không được tiếp tục làm công việc cũ;
    - Người lao động chết;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...