Tài liệu Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ GIAO SAU VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TƯƠNG LAI
    Thị trường hàng hoá giao sau là thị trường giao dịch, kí kết các hợp đồng mua bán hàng hoá mà việc giao hàng và nhận tiền được diễn ra vào một thời điểm trong tương lai. Thị trường hàng hoá giao sau ra đời đáp ứng nhu cầu của người mua và người bán, người mua muốn đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá vào một thời điểm nào đó trong tương lai (có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau ) để đảm bảo kế hoạch kinh doanh cũng như kiểm soát được giá cả còn người bán muốn chắc chắn khả năng tiêu thụ hàng hoá, với giá cả dự liệu được ở một thời điểm trong tương lai, thậm chí ngay từ khi hàng hoá của họ còn đang trong quá trình sản xuất.
    Thị trường hàng hoá giao sau là nơi kí kết các hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai hay còn gọi là hợp đồng giao sau (futures contract). Việc xác định tính chất giao sau của quan hệ mua bán chủ yếu dựa theo yếu tố thời điểm giao hàng và giá của hợp đồng. Hợp đồng giao sau luôn có thời điểm giao hàng là một thời điểm nào đó trong tương lai (sau thời điểm kí kết hợp đồng). Tuy nhiên, trên thị trường hàng hoá giao ngay, không phải lúc nào các bên cũng thực hiện việc giao hàng ngay sau khi hợp đồng được kí kết, do mỗi





    bên đều cần khoảng thời gian phù hợp để chuẩn bị cho việc giao, nhận hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hoá kí kết giữa công ti A và công ti B có thời điểm giao nhận hàng hoá là một tháng sau khi hợp đồng được kí kết. Trường hợp này, việc xác định tính chất “giao sau” hay “giao ngay” không thể chỉ dựa theo thời điểm giao hàng mà vấn đề quan trọng là “giá cả”. Nếu như giá cả được thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm kí hợp đồng thì đây vẫn là hợp đồng mua bán giao ngay. Ngược lại, khi các bên lựa chọn mức giá có dự liệu đến sự biến động về giá cả của hàng hoá trên thị trường tính đến thời điểm giao hàng (giá này có thể cao hơn thời điểm hiện tại) thì quan hệ mua bán này có tính chất giao sau. Giá cả trong trường hợp này được gọi là “giá giao sau” hay “giá kì hạn” (kì hạn ở đây được hiểu là kì hạn giao hàng).
    Thị trường hàng hoá giao sau được chia thành hai loại: Thị trường giao sau có tổ chức (tổ chức hoạt động mua bán hàng hoá tương lai qua sở giao dịch hàng hoá) và thị trường ngoài sở giao dịch (thị trường OTC). Tương ứng với hai loại thị trường đó đã hình thành một số thuật ngữ khác nhau như: Hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai, hợp đồng






    * Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    giao sau và hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.
    Hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai
    được hiểu tương tự như hợp đồng giao sau. Đây là hợp đồng có giá cả là giá giao sau và việc giao hàng, thanh toán thường diễn ra vào một thời điểm trong tương lai. Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch là hợp đồng mua bán tương lai được kí kết tại sở giao dịch hàng hoá (phân biệt với các hợp đồng tương lai được kí kết trên thị trường OTC). Luật thương mại năm 2005 chỉ điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá qua sở giao dịch, không điều chỉnh tất cả quan hệ mua bán hàng hoá tương lai (mặc dù khi soạn thảo Luật thương mại năm 2005, cơ quan xây dựng pháp luật đã có tham vọng này). Ngoài sự khác biệt về địa điểm kí kết, hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch còn có đặc điểm là khi giao kết hợp đồng, các bên chủ yếu chỉ thoả thuận, lựa chọn điều khoản về giá và kì hạn (thời gian giao nhận hàng hoá). Các điều khoản khác đều đã được sở giao dịch tiêu chuẩn hoá - điều đó nói lên tính chất tập trung, có tổ chức của thị trường này.
    Như vậy, so với hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá có các đặc điểm:
    1. Về địa điểm và phương thức giao kết: Mọi hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch đều giao kết tại sở giao dịch hàng hoá, thông qua người môi giới hoặc với thành viên tự doanh.
    2. Nội dung hợp đồng tuân thủ những điều
    khoản đã được tiêu chuẩn hoá của sở giao dịch (những điều khoản theo mẫu) và đều liên quan đến việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán



    hàng hoá ở một thời điểm trong tương lai.
    3. Về chủ thể: Sở giao dịch hàng hoá có vai trò quan trọng trong việc kí kết, thực hiện hợp đồng, thể hiện thông qua thành viên sở giao dịch, trung tâm thanh toán, trung tâm giao nhận (sở giao dịch hàng hóa chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa).
    4. Về các loại hợp đồng bao gồm: hợp
    đồng kì hạn và hợp đồng quyền chọn.
    II. HỢP ĐỒNG KÌ HẠN VÀ HỢP
    ĐỒNG QUYỀN CHỌN
    1. Hợp đồng kì hạn (Forward contract) Hợp đồng kì hạn là thỏa thuận về việc
    mua bán hàng hoá tương lai được kí kết tại sở giao dịch hàng hoá, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo kì hạn và giá giao sau của hợp đồng. Có thể nhận diện hợp đồng kì hạn qua một số đặc điểm:
    Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng là hàng
    hoá mà sở giao dịch được phép giao dịch.
    Các sở giao dịch khác nhau đều lựa chọn một số mặt hàng đưa vào kinh doanh (thường là 2, 3 hoặc 4 mặt hàng, phổ biến là ngũ cốc, cà phê, các loại nông sản khác), được quy định rõ trong giấy phép thành lập và điều lệ hoạt động của sở. Về lí thuyết, không có sự hạn chế về loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường hàng hoá giao sau. Tuy nhiên, thực tiễn giao dịch hàng hoá tương lai trên thế giới cho thấy, những hàng hoá có lượng giao dịch nhiều, có sự biến động lớn về giá cả là những hàng hoá phát sinh nhu cầu mua bán hàng hoá tương lai của người mua và người bán. Nhiều sở giao dịch hàng hoá trên thế giới lựa chọn đối tượng mua bán là hàng hoá nông sản hoặc



    một số hàng hoá khác được coi là thế mạnh trên thị trường quốc tế như len, vàng (Sở giao dịch kì hạn Sydney), kim loại màu (Sở giao dịch Luân Đôn - London Metal Exchange). Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, nếu Việt Nam thành lập sở giao dịch hàng hoá thì có thể lựa chọn một số hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu . để đưa vào giao dịch trên thị trường.
    Thứ hai, thời điểm giao hàng và giá cả: Thời điểm giao hàng trong hợp đồng kì hạn là một thời điểm trong tương lai (thể hiện tính chất giao sau) còn giá cả được thoả thuận tại thời điểm kí kết hợp đồng với mức giá có dự tính đến sự biến động tại thời điểm giao hàng (giá giao sau, giá kì hạn). Giá kì hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng, giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng thực sự được giao, nhận. Hợp đồng kì hạn hình thành khi bên bán kì vọng giá sản phẩm sẽ giảm trong tương lai và bên mua kì vọng giá sẽ tăng trong tương lai. Nếu giá hàng hóa tại thời điểm xác định thấp hơn giá đặt trước tại thời điểm mua và bán theo hợp đồng kì hạn đã kí, bên bán hàng hóa được coi là thu được lợi nhuận. Còn nếu vào thời điểm trong tương lai, giá thị trường cao hơn giá đã đặt tại thời điểm mua và bán theo hợp đồng, bên bán hàng hóa được coi là mất lợi nhuận. Cùng thời điểm kí kết, mức giá mua hàng các kì hạn khác nhau (2 tháng, 3 tháng, 5 tháng .) sẽ khác nhau. Ví dụ: Giá cà phê Robusta tại Sở giao dịch Tokyo (TGE) ngày 2/3/2007 (giá đóng cửa) kì hạn tháng 5/2007 là 17610 Yên/100kg, kì hạn tháng 7/2007 là 17850 Yên/100kg, kì hạn tháng

    9/2007 là 18250 Yên/100kg(1) .
    Thứ ba, phương thức giao kết hợp đồng: Có đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch, nghĩa là giao kết tại sở giao dịch hàng hoá, thông qua môi giới hoặc kí kết với thành viên kinh doanh.
    Thứ tư, nội dung hợp đồng chủ yếu thoả thuận về giá cả và thời gian giao nhận (kì hạn). Những điều khoản khác đã được “tiêu chuẩn hoá” theo tiêu chuẩn của sở giao dịch như tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp chất lượng hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng . Ví dụ:
    - Về chất lượng hàng hoá, hàng hoá giao dịch tại sở phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định của sở. Người mua, người bán đặt lệnh mua, lệnh bán trên cơ sở các loại hàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá đó. Các tên hàng cà phê Arabica, cà phê Robusta, cao su RSS 1, RSS 3, TSR 20 đã mặc định các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...