Thạc Sĩ Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Hợp đồng học nghề theo Luật dạy nghề ở Việt Nam

    Abstract. Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp
    đồng học nghề cũng như sự cần thiết của việc ban hành các quy định pháp luật về
    hợp đồng học nghề. Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về hợp
    đồng học nghề và việc thực thi trên thực tế; đánh giá những kết quả cũng như sự bất
    cập và nguyên nhân của sự bất cập, hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
    thiện pháp luật về hợp đồng học nghề và nâng cao hiệu quả áp dụng chúng trong
    thực tiễn.

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cần phải có một cơ cấu lao
    động hợp lý. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề luôn được coi là vấn
    đề then chốt nhằm tạo ra đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có kỹ năng phù hợp đồng
    học nghề với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
    lần thứ 6 (Khóa IX) về giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: "Phải đặc biệt nâng cao chất lượng dạy
    nghề; gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng; mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ
    có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp trên nền học vấn trung học phổ
    thông hoặc trung học cơ sở". Quan điểm này thể hiện rõ tinh thần xác định lao động kỹ thuật
    là lực lượng xung kích trong tiến trình xây dựng và phát triển một đất nước công nghiệp ở
    nước ta. Theo đó, nhiều cơ sở dạy nghề được thành lập để đào tạo ra những lao động có trình
    độ chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động hiện nay.
    Quan hệ dạy và học nghề giữa cơ sở dạy nghề và người học nghề có thể được hình thành
    bằng một trong hai con đường: tuyển sinh theo chỉ tiêu Nhà nước giao hoặc giao kết hợp
    đồng học nghề. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề thì quan hệ học nghề được
    thiết lập và duy trì bằng hình thức hợp đồng học nghề. Hợp đồng học nghề là hình thức pháp
    lý thiết lập và duy trì quan hệ học nghề theo quy định của pháp luật. Trong hệ thống pháp luật
    lao động, hợp đồng học nghề là chế định không thể thiếu trong quá trình xây dựng, ban hành
    pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động. Bộ luật Lao động năm 1994 ra đời đánh dấu
    sự phát triển của pháp luật lao động và lần đầu tiên chế định về học nghề được quy định
    thành một chương riêng thể hiện vai trò của việc dạy và học nghề đối với việc cung cấp
    nguồn nhân lực cho thị trường lao động nước ta. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho quản lý hình
    thức dạy và học nghề đa dạng hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề có hiệu lực bắt
    đầu từ ngày 01/06/2007. Theo đó, quan hệ giữa người dạy và người học nghề trong hợp đồng
    học nghề cũng bắt đầu được điều chỉnh theo Luật Dạy nghề năm 2006. Sau một thời gian
    thực hiện pháp luật hợp đồng học nghề, bên cạnh những ưu điểm như: đảm bảo quyền tự do
    lựa chọn nghề nghiệp, hình thức học nghề, nơi học nghề của người học nghề, đảm bảo quyền
    và lợi ích các bên trong quan hệ học nghề góp phần giải quyết việc làm cho xã hội thì pháp
    luật về dạy nghề nói chung và hợp đồng học nghề nói riêng đã bộc lộ một số bất hợp đồng
    học nghề lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu của quan hệ học nghề trong bối cảnh kinh tế
    hiện nay. Bất cập lớn nhất của chúng ta là chưa đảm bảo chặt chẽ quyền lợi của người học
    nghề khi giao kết hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, quy định của pháp luật chưa đầy đủ
    để giải quyết triệt để các vấn đề tranh chấp trong hợp đồng học nghề. Do vậy, việc nghiên
    cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng học nghề, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật hợp
    đồng học nghề thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về học
    nghề nói chung và hợp đồng học nghề nói riêng là một nhu cầu cần thiết và có ý nghĩa cả về lý
    luận và thực tiễn.
    Xuất phát từ những điều trình bày trên, học viên đã chọn đề tài "Hợp đồng học nghề
    theo Luật Dạy nghề ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Có thể nói "Hợp đồng học nghề" là một vấn đề đã được các nhà khoa học luật quan tâm
    nghiên cứu. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ
    khác nhau. Đề tài: Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam, luận văn thạc
    sĩ luật học của Đào Thị Mộng Điệp, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội (2002), tác giả đã
    nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ dạy và học theo quy định của
    pháp luật Việt Nam, tuy nhiên tác giả lại không đề cập nhiều về vấn đề hợp đồng học nghề;
    hay đề tài Đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động theo hợp đồng học
    nghề, khóa luận tốt nghiệp của Chu Bá Hữu, Đại học luật Hà Nội (1997), hợp đồng học nghề
    được tác giả nghiên cứu theo Bộ luật Lao động cũ năm 1994 vì thời điểm này Luật Dạy nghề
    chưa ra đời. Học nghề - cơ hội việc làm mới cho người lao động, khóa luận tốt nghiệp của
    Ninh Thị Hồng Thoa, Đại học luật Hà Nội (2003) hay Đào tạo nghề- thực trạng và một số
    kiến nghị, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Nhàn, Đại học luật Hà Nội (2010), ở hai đề
    tài này, nội dung hợp đồng học nghề được tác giả nêu ra có tính chất gợi mở mà chưa đi sâu
    nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hợp đồng học nghề cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài
    ra còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí như Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của
    pháp luật lao động về học nghề trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
    nghiệp Việt Nam của tác giả Đào Thị Hằng, Tạp chí Luật học, Đại học luật Hà Nội, số 6, 2003
    hay Tuổi trẻ Việt Nam với việc học nghề và lập nghiệp của tác giả Tòng Thị Phóng đăng trên
    tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3, 2010 mới chỉ đề cập đến ý nghĩa, vai trò của học
    nghề chứ chưa đi sâu phân tích về nội dung, hình thức, các loại hợp đồng học nghề.
    Tóm lại, cho đến nay, dường như chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một
    cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về hợp đồng học nghề theo pháp luật về
    dạy nghề. Các công trình nghiên cứu trên hoặc chủ yếu tập trung vào những mảng khác nhau
    của quan hệ học nghề hoặc nghiên cứu hợp đồng học nghề theo pháp luật cũ. Do vậy, các
    công trình nghiên cứu trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lắp
    về mặt nội dung. Luận văn đi vào tìm hiểu, tổng hợp một số vấn đề mới với hi vọng đóng góp
    một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành pháp luật liên quan
    tới hợp đồng học nghề.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng học nghề cũng
    như sự cần thiết của việc ban hành các quy định về hợp đồng học nghề. Trên cơ sở đó, luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...