Luận Văn Hợp đồng giao sau và quyền chọn VIX Một tình huống nghiên cứu danh mục đa dạng hóa trong thời kỳ khủ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT . 3
    2.1.Xem xét một vài các nghiên cứu trước đây 3
    2.2.Mối quan hệ giữa S&P 500 và VIX 5
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 9
    IV. KẾT QUẢ NHIÊN CỨU . 10
    4.1. VIX 10
    4.2. VIX futures (Hợp đồng tương lai VIX) 14
    4.3. Quyền chọn mua ATM VIX 18
    4.4. Quyền chọn mua 25% OTM VIX . 20
    4.5. Quyền chọn bán bảo vệ SPX . 22
    V. KẾT LUẬN 26
    PHỤ LỤC A: Đo lường lợi nhuận có hiệu chỉnh rủi ro theo phương pháp Robust 28
    PHỤ LỤC B: NHỮNG CHỈ SỐ DỰA TRÊN BIẾN ĐỘNG VIX . 30
    PHỤ LỤC C: Tóm tắt thành quả . 31
    PHỤ LỤC D: 25% OTM” SPX Put Portfolio Performance . 33
    PHỤ LỤC E: CÁC PAPER REVIEW 35
    MỤC LỤC THAM KHẢO . 43
    I. GIỚI THIỆU
    1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trong năm 2008, chỉ số S&P 500 trải qua một sự sụt giảm khoảng 50% so với mức đỉnh được thiết lập trước đó. Nhiều tài sản được xem là những danh mục đa dạng hóa cổ phiếu hiệu quả một cách điển hình cũng đối mặt với sự rớt giá thẳng đứng. Hầu hết chiến lược phòng ngừa rủi ro và các chỉ số hàng hóa đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm này. Ví dụ, chỉ số Quỹ đầu cơ toàn cầu (HFRX Global Hedge Fund Index) đã giảm tối đa 25% so với năm 2008 với một vài chỉ số phụ giảm đến 60%. Sự rớt giá của hàng hóa thậm chí còn đáng lo ngại hơn. Chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI đã sụt giảm 2/3 so với năm 2008. Trái lại, mức độ bất ổn (volatility levels) được đo lường bởi VIX tăng đáng kể và trong năm 2008 đã tái lập lại đỉnh mới kể từ khủng hoảng năm 1987.
    Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, mối quan hệ giữa cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác có khuynh hướng tương quan thấp. Tuy nhiên, trong năm 2007 và 2008, mối tương quan giữa nhiều loại tài sản tăng một cách đáng kể chẳng hạn như các loại tài sản khác nhau đều giảm giá bên cạnh sự giảm giá của cổ phiếu. Dó đó, nhiều nhà đầu tư phát hiện ra rằng danh mục mà họ tin tưởng đã được đa dạng hóa tốt dựa vào các dữ liệu lịch sử, đã không còn được da dạng hóa nữa.
    Sự tăng lên nhanh chóng của hợp đồng giao sau VIX (VIX futures) vào cuối năm 2008 hoàn toàn trái ngược với sự lao dốc thẳng đứng của các loại tài sản khác (hợp đồng giao sau được chuẩn hóa (managed futures) - là một ngoại lệ tất yếu).
    Điều này đưa đến câu hỏi là liệu vị thế mua VIX (long VIX exposure) có tạo ra sự đa dạng hóa hiệu quả trong suốt thời kỳ khủng hoảng của thị trường trong khi các danh mục đa dạng hóa cơ bản được thì thất bại trong việc cung cấp lợi ích đa dạng hóa như kỳ vọng.

    Þ Mục tiêu nghiên cứu này nhằm để xác định liệu rằng độ nhạy cảm của chỉ số VIX có thể được sử dụng để đa dạng hóa danh mục đầu tư trong thời kỳ khủng khoảng tốt hơn việc xuất phát từ một chiến lược đa dạng hóa dài hạn đã phổ biến trên thực tế hay không.

    2. Tại sao cần thực hiện đề tài nghiên cứu này
    Các dẫn chứng trên đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu: “Điều gì đã được làm để chắc chắn rằng sự hiệu quả của đa dạng hóa một danh mục đầu tư tồn tại được trong thị trường khủng hoảng?” Bài nghiên cứu đã chỉ ra tác động của việc sử dụng vị thế mua VIX (long VIX) như là một sự đa dạng hóa cho một danh mục đầu tư tiêu biểu trong trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Phân tích này thực hiện trong giai đoạn 3/006 đến 12/2008 (bắt đầu không lâu sau sự xuất hiện của quyền chọn VIX (VIX options) vào 3/2006) nhưng chủ yếu tập trung những tháng cuối năm 2008 (từ tháng 8/2008 đến cuối tháng 12/2008).
    Mục đích của bài nghiên cứu là tìm cách giải thích và ứng dụng kết quả của phân tích này. Điều quan trọng cần chú ý là vị thế mua VIX (long VIX exposure) được xem là một đa dạng hóa danh mục đầu tư, không phải là phòng ngừa vị thế mua (long equity hedge). VIX thường cho thấy một mối tương quan nghịch mạnh so với lợi nhuận S&P 500.

    Mối tương quan nghịch biến giữa S&P 500 và VIX là khá lớn khi S&P 500 sụt giảm mạnh, chẳng hạn như sự sụt giảm đáng kể vào cuối năm 2008. Sự thật là mối tương quan giữa S&P 500 và VIX là có điều kiện và sự biến đổi trong thời gian cho thấy sự hữu ích của các các nguyên tắc chặt chẽ trong phòng ngừa vị thế cổ phiếu (equity positions) với VIX có thể không ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, bản chất có điều kiện của mối tương quan có thể dẫn đến việc một vị thế mua VIX (long VIX position) là một công cụ đa dạng
    Download
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...