Tiến Sĩ Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT
    NĂM 2014
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 8
    1.1.2.2. Những nghiên cứu về dịch vụ và thương mại dịch vụ. 12
    1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về dịch vụ pháp lý 14
    1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 18
    1.1.3.1. Một số kết quả của hoạt động nghiên cứu 18
    1.1.3.2. Vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp 20
    1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    1.2.1. Cơ sở lý thuyết 20
    1.2.1.1. Lý thuyết nghiên cứu 20
    1.2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu 20
    1.2.1.3. Giả thuyết nghiên cứu 21
    1.2.1.4. Kết quả dự kiến đạt được 22
    1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 25
    2.1. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ PHÁP LÝ 25
    2.1.1. Quan niệm về dịch vụ pháp lý 25
    2.1.1.1. Quan niệm của WTO về dịch vụ pháp lý 25
    2.1.1.2. Quan niệm về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 27
    2.1.1.3. Tính thương mại của dịch vụ pháp lý 28
    2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ pháp lý 30
    2.1.2.1. Dịch vụ pháp lý có tính gắn liền với pháp luật 30
    2.1.2.2. Người thực hiện DVPL phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề luật. 31
    2.1.2.3. Dịch vụ pháp lý có tính khó xác định trước được kết quả 33
    2.1.2.4. Kết quả TMDVPL có giá trị pháp lý như kết quả DVPL công 33
    2.1.3. Phân loại dịch vụ pháp lý 34
    2.1.3.1. Theo nhà cung cấp DVPL 34
    2.1.3.2. Theo loại chuyên gia thực hiện DVPL 34
    2.1.3.3. Theo nội dung DVPL 34
    2.2. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 34
    2.2.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý 34
    2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý 37
    2.2.2.1. Bên cung ứng DVPL phải là các tổ chức hành nghề có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. 37
    2.2.2.2. Phương thức ký kết và hình thức tồn tại đặc biệt của HĐDVPL 38
    2.2.2.3. Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao 38
    2.2.2.4. Quá trình giao kết và thực hiện hầu hết các HĐDVPL bị phụ thuộc vào bên thứ ba 44
    2.2.3. Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý 44
    2.2.3.1. Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL. 44
    2.2.3.2. Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL. 45
    2.2.3.3. Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện HĐDVPL. 45
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 46
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 47
    Ở VIỆT NAM 47
    3.1. QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 47
    3.1.1. Quy định về chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý 47
    3.1.1.1. Điều kiện để hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý 47
    3.1.1.2. Hình thức tổ chức hành nghề cung ứng DVPL 50
    3.1.2. Quy định về chủ thể sử dụng dịch vụ pháp lý 58
    3.1.3. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý 60
    3.1.3.1. Quy định về vấn đề đăng ký, cấp phép đối với các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL chưa hợp lý, thiếu thống nhất. 60
    3.1.3.2. Quy định về điều kiện hành nghề cung ứng DVPL còn thể hiện sự chồng chéo, mâu thuẫn và bất bình đẳng 62
    3.2. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 66
    3.2.1. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ pháp lý và đơn vị tính 66
    3.2.1.1. Đối tượng hợp đồng dịch vụ pháp lý 66
    3.2.1.2. Điều kiện DVPL là đối tượng HĐDVPL 70
    3.2.1.3. Đơn vị tính công việc là đối tượng hợp đồng dịch vụ pháp lý 74
    3.2.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý 75
    3.2.2.1. Nghĩa vụ của bên cung ứng DVPL 76
    3.2.2.2. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ pháp lý 79
    3.2.3. Chất lượng dịch vụ pháp lý 80
    3.2.4. Thù lao dịch vụ pháp lý 83
    3.2.4.1. Phương thức tính phí và mức phí dịch vụ pháp lý 83
    3.2.4.2. Tổng phí dịch vụ pháp lý 86
    3.2.5. Trách nhiệm do vi phạm HĐDVPL 86
    3.3. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 89
    3.3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý 89
    3.3.1.1. Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng 90
    3.3.1.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau. 90
    3.3.1.3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. 91
    3.3.2. Phương thức thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý. 92
    3.3.2.1. Cách thức thực hiện HĐDVPL 92
    3.3.2.2. Phương thức nghiệm thu kết quả công việc 93
    3.3.2.3. Phương thức giao nhận 97
    3.4. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ 98
    3.4.1. Bên cung cấp DVPL phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo HĐDVPL. 98
    3.4.2. Đại diện ký kết HĐDVPL phải có thẩm quyền. 98
    3.4.2.1. Người đại diện ký kết hợp đồng của bên cung ứng DVPL. 98
    3.4.2.2. Người đại diện ký kết hợp đồng của bên sử dụng DVPL. 99
    3.4.3. Đảm bảo nguyên tắc giao kết hợp đồng 104
    3.4.4. Mục đích và nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. 105
    3.4.5. Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. 106
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 110
    4.1. NHỮNG CĂN CỨ CHO VIỆC HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ. 110

    4.1.1. Căn cứ vào thực tiễn hoạt động dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 110
    4.1.1.1. Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở một nền dịch vụ pháp lý công 110
    4.1.1.2. Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam ra đời muộn và có sự phát triển mất cân đối giữa các loại hình DVPL 110
    4.1.2. Căn cứ vào thực trạng của hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam 114
    4.1.3. Căn cứ vào cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 116
    4.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM. 118
    4.2.1. Hoàn thiện pháp luật HĐDVPL phải dựa trên quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật DVPL nói riêng. 118
    4.2.2. Phải xác định HĐDVPL là hợp đồng có tính thương mại. 119
    4.2.3. Hoàn thiện pháp luật HĐDVPL phải hài hoà với pháp luật quốc tế 120
    4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 121
    4.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ pháp lý tiến tới xây dựng Luật Dịch vụ pháp lý. 121
    4.3.1.1. Hoàn thiện các quy định về khái niệm dịch vụ pháp lý 121
    4.3.1.2. Hoàn thiện các quy định về tổ chức hành nghề cung ứng DVPL 123
    4.3.1.3. Hoàn thiện các quy định về điều kiện hành nghề cung ứng DVPL 123
    4.3.1.4. Hoàn thiện các quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với các tổ chức cung ứng DVPL 125
    4.3.1.5. Hoàn thiện các quy định về DVPL của Luật sư 125
    4.3.1.6. Hoàn thiện các quy định về DVPL của công chứng viên 126
    4.3.1.7. Ban hành Luật Dịch vụ pháp lý 127
    4.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý 128
    4.3.2.1. Hoàn thiện các quy định về chủ thể hợp đồng dịch vụ pháp lý 128
    4.3.2.2. Hoàn thiện các quy định về nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý 133
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 144
    KẾT LUẬN 145


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức và cá nhân ngày càng có nhu cầu sử dụng DVPL. Các tổ chức và cá nhân cần sự trợ giúp pháp lý một cách thường xuyên nhằm đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch của mình.
    Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của DVPL cho các tổ chức và cá nhân ở tầm quốc tế. Các chủ thể tham gia nhiều giao dịch liên quan đến nhiều lĩnh vực được điều chỉnh bởi pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Hình thức pháp lý của các giao dịch đó là hợp đồng. Để các giao dịch của các chủ thể diễn ra an toàn và hiệu quả thì cần phải có sự trợ giúp pháp lý từ phía các nhà cung cấp DVPL. Việc trợ giúp pháp lý của nhà cung cấp DVPL đối với bên sử dụng DVPL được thể hiện dưới hình thức HĐDVPL. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể HĐDVPL, đặc biệt là của bên sử dụng DVPL và phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đòi hỏi pháp luật về HĐDVPL phải không ngừng hoàn thiện. Đồng thời hệ thống pháp luật quốc gia về HĐDVPL phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
    Ở Việt Nam, DVPL mới khởi động và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ 20 trở lại đây. So với bề dầy truyền thống nghề luật ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp thì kinh nghiệm hành nghề của giới luật gia Việt Nam là quá ít ỏi và chưa bài bản. Các tổ chức, cá nhân cũng chưa có thói quen sử dụng DVPL cho các hoạt động của mình. Tình trạng quan liêu, hách dịch, cửa quyền của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước ở Việt Nam vẫn còn, với sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân nên rất cần có sự trợ giúp của nhà cung cấp DVPL. “Chất thương mại” của hoạt động cung cấp DVPL, cũng như sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động dịch vụ này còn nhiều hạn chế, bất cập.
    Pháp luật điều chỉnh HĐDVPL ở Việt Nam hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và được quy định ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật Thương mại năm 2005; Các đạo luật chuyên ngành và một số văn bản dưới luật, bước đầu đặt cơ sở pháp lý cho hoạt động DVPL của các nhà cung cấp DVPL ký kết HĐDVPL với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng DVPL.
    Các văn bản pháp luật nêu trên quy định về hợp đồng, HĐDV và DVPL chứ không quy định trực tiếp về HĐDVPL. Điều đó dẫn đến một thực tế là trong một số trường hợp cùng một vấn đề nhưng lại được điều chỉnh bằng nhiều quy định của các văn bản khác nhau và những quy định đó lại chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Ngược lại, có nhiều vấn đề lại không được quy phạm pháp luật nào điều chỉnh hoặc quy định không rõ ràng hoặc quá chung chung gây khó khăn, lúng túng cho các chủ thể HĐDVPL, cho hoạt động QLNN và hoạt động giải quyết chấp về HĐDVPL.
    Để đảm bảo tính thống nhất, tính minh bạch, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ký kết và thực hiện HĐDVPL, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp HĐDVPL thì pháp luật về HĐDVPL cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết này, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Đây là một đề tài có tính thời sự và thực tiễn cao. Hoàn thành đề tài này sẽ là một đóng góp đáng kể vào việc hoàn thiện pháp luật HĐDVPL và phát triển TMDVPL ở Việt Nam.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh HĐDVPL, trên cơ sở đó xác định các quan điểm, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt nam trong thời gian tới.
    Với mục đích như trên, các nhiệm vụ mà luận án phải giải quyết là:
    - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về DVPL, từ đó phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về HĐDVPL và pháp luật điều chỉnh HĐDVPL;
    - Phân tích nội dung cơ bản của pháp luật về HĐDVPL; đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về HĐDVPL.
    - Xây dựng quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu của luận án:
    Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Các quan điểm, tư tưởng luật học về DVPL và HĐDVPL; Các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về HĐDVPL; Cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế về DVPL; Pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế về HĐDVPL; Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án:
    Mặc dù tên luận án là HĐDVPL, song tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu DVPL mang tính thương mại và theo đó HĐDVPL được nghiên cứu cũng giới hạn trong phạm vi HĐDVPL được giao kết giữa bên cung ứng DVPL là những tổ chức hành nghề chuyên nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để cung ứng DVPL cho khách hàng, có thu thù lao và các tổ chức hành nghề đó hoạt động theo nguyên tắc cạnh tranh. Nói cách khác "dịch vụ pháp lý" là đối tượng của hợp đồng cũng có tính hàng hóa (mua, bán).
    Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu HĐDVPL có tính thương mại, tức là chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cung ứng DVPL thông qua hình thức pháp lý là HĐDVPL mà bên cung ứng DVPL là tổ chức hành nghề cung ứng DVPL, có giấy phép hoạt động DVPL và mục đích cung ứng DVPL là để thu thù lao. Luận án không nghiên cứu HĐDVPL không có tính thương mại, nghĩa là không nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động cung ứng DVPL thông qua HĐDVPL mà bên cung ứng là các cơ quan, tổ chức nhà nước cho các đối tượng được thụ hưởng DVPL, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc mục tiêu xã hội khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...