Luận Văn Hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết ở các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết ở các NHTM Việt Nam

    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CÓ CHỨNG KHOÁN 3


    1.1. Các khái niệm chung .3


    1.1.1. Cầm cố tài sản .3


    1.1.2. Chứng khoản 4


    1.2. Các chủ thể có liên quan đến hợp đồng cầm cố chứng khoán 10


    1.2.1. Trung tâm Lưu Kỷ chủng khoản .10


    1.2.2. Tẻ chức tín dụng .12


    1.2.3. Sở hữu chứng khoán .15


    1.3. Khái niệm hợp đồng cầm cố chứng khoán 18


    1.3.1. Định nghĩa .18


    1.2.3. Đặc điểm 18


    1.3.3. Cầm cố chứng khoán để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ .20


    1.4. Lịch sử phát triển hợp đồng cầm cố chứng khoán 21


    1.5. Tầm quan trọng của các quy định về hợp đồng cầm cố chứng khoán .24


    1.5.1. Cầm cố chứng khoán là công cụ gọi vốn nhanh và hiệu quả .24


    1.5.2. Cầm cố chứng khoán chứa đựng rủi ro 25


    1.5.3. Sự cần thiết của các quy định về cầm cố chứng khoán 26


    CHƯƠNG 2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CẦM CÓ CHỨNG KHOÁN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 27


    2.1. Điều kiện về hình thức .27


    2.2. Điều kiện về nội dung 28


    2.2.1. Chủ thể của hợp đồng 28


    2.2.2. Đoi tượng của hợp đồng cầm cố chứng khoán 33


    2.2.3. Nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng cầm cố chứng khoán .38


    2.2.4. Hiệu lực của hợp đồng cầm cố chửng khoán 39


    2.2.5. Chẩm dứt hợp đồng cầm cố chứng khoán .47


    CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CẦM CÓ CHÚNG KHOÁN TRONG THỰC TIỄN


    VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN .53


    3.1. Thực tiễn hoạt động cầm cố chứng khoán ở các ngân hàng thương mại 53


    3.1.1. Loại chứng khoán nhận cầm cố 53


    3.1.2. Hạn mức cho vay trên giá chứng khoán nhận cầm cố .54


    3.1.3. Vấn đề xử lý chứng khoán cầm cố 55

    3.1.4. Một số quy chế cho vay cầm cố chứng khoán của ngân hàng thương mại .57


    3.2. Vướng mắc, bất cập phát sinh và hướng hoàn thiện hợp đồng cầm cố chứng khoán 61


    3.2.1. Thiếu văn bản pháp luật điều chỉnh 61


    3.2.2. Xác định giá trị và loại chứng khoán nhận cầm cố .62


    3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không tương xứng 64


    3.2.4. Xử lý việc vi phạm mục đích sử dụng vốn vay .66


    3.2.5. Một so Vấn đề nảy sinh khi xử lý chứng khoán cầm cố 68


    Kết luân 71


    Tài liệu tham khảo .72

    Lời nói đầu


    1. Lý do chọn đề tài


    Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, vì thế việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một điều tất yếu. Tuy nhiên, với quy mô còn nhỏ bé và tuổi đời còn non trẻ như thị trường chứng khoán Việt Nam, thì vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.


    Một trong những khó khăn cơ bản, dẫn đến thị trường chứng khoán Việt Nam chậm phát triển là thiếu vốn từ các nhà đầu tư. Do đa phần các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân, nguồn vốn ít cùng với khả năng huy động vốn kém. Nên không phải lúc nào họ cũng có đủ vốn để xoay sở và đầu tư lâu dài trên thị trường chứng khoán. Chính vì thế, một giải pháp để giúp nhà đàu tư huy động nguồn vốn nhanh và hiệu quả là cầm cố chứng khoán đã niêm yết để vay tiền ở các Tổ chức Tín dụng đầu tư chứng khoán.


    Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực đó, thì hoạt động cầm cố chứng khoán trên thực tế vẫn đang gặp những khó khăn vướng mắc nhất định, làm cho các bên tham gia xác lập hợp đồng cảm thấy e ngại khi tiến hành. Do tài sản cầm cố ở đây là chứng khoán, một loại tài sản có tính rủi ro, giá cả thì phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, chỉ một biến động nào đó của nền kinh tế cũng có thể làm cho giá trị của chúng thay đổi. Thêm vào đó, về mặt pháp lý, thì chưa có một cơ chế cũng như quy định của pháp luật nào rõ ràng để điều chỉnh hợp đồng cầm cố chứng khoán, mà việc xác lập cũng như thực hiện hợp đồng chủ yếu dựa vào những quy định chung của pháp luật về cầm cố tài sản và các quy chế về bảo đảm tiền vay của Tổ chức Tín dụng. Nên mặc dù hoạt động này đã xuất hiện khá lâu, nhưng dường như chỉ diễn ra cầm chừng, và chỉ được thực hiện ở một vài Tổ chức Tín dụng mà thôi.


    Từ những phân tích trên người viết thấy rằng, hợp đồng cầm cố chứng khoán là một loại họp đồng cầm cố tài sản đặc biệt. Cho nên các điều kiện về nội dung cũng như hình thức của loại hợp đồng này không đồng nhất với những quy định chung của pháp luật về cầm cố tài sản, mà đòi hỏi phải có những quy định pháp luật chuyên ngành bổ sung thêm để điều chỉnh.


    Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những đề tài nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng về loại hợp đồng này, để từ đó làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới những quy định pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc hơn cho hoạt động nói trên. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro phát sinh từ hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện cho họp đồng cầm cố chứng khoán phát triển ở hiện tại và tương lai. Xuất phát từ những yêu càu cấp thiết đó, người viết quyết định chọn đề tài “Hợp đồng cầm cố chứng khoán đã niêm yết ở các ngân hàng thương mại Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.


    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Làm sáng tỏa những quy định của pháp luật về cầm cố chứng khoán, đồng thời tìm ra những bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động cầm cố chứng khoán. Từ đó, đưa ra những ý kiến đóng góp để khắc phục những bất cập, trở ngại làm giam đi tính năng động và hiệu quả vốn có của loại hợp đồng này. Thêm vào đó người viết còn tin rằng, với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho nhà đầu tư cũng như các Tổ chức Tín dụng, sẽ có cái nhìn thông thoáng hơn về hợp đồng cầm cố chứng khoán.


    3.Phạm vi nghiên cứu.


    Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu hợp đồng cầm cố chứng khoán để bảo đảm cho nghĩa vụ vay tiền đầu tư chứng khoán ở các Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam, theo quy định của của quyết định 03/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và chứng khoán được cầm cố sẽ là các loại chứng khoán đã được niêm yết theo quy định của pháp luật.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    - Phương pháp tổng hợp yà phân tích thông tin số liệu.


    - Phương pháp phân tích luật viết.


    5. Kết cấu đề tài


    Trong luận văn này, người viết trình bày theo bố cục gồm 3 chương cụ thể.


    Chương 1. Khái quát chung về hợp đồng cầm cố chứng khoán.


    Chương 2. Chế độ pháp lý về hợp ĐỒNG cầm cố chứng khoán theo pháp luật Việt Nam hiện hành.


    Chương 3.Hoạt động cầm cố chứng khoán trong thực tiễn và hướng hoàn thiện.


    Hợp đồng cầm cố chứng khoán là loại họp đồng cầm cố tài sản đặc biệt, đồng thời đề tài này là một tiếp cận khá mới đối với người viết. Song bên cạnh những cố gắng hết mình của người viết, sẽ vẫn còn những thiếu sót cần bổ sung. Do vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và người đọc, để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 4-.pdf
      Kích thước:
      27.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...