Chuyên Đề Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt bi kịch của linh hồn bất tử

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Di sản kịch của Lưu Quang Vũ , đồ sộ về khối lượng, phong pú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách, còn chờ đợi được nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện (đáng tiếc, nhiều kịch bản của anh vẫn chưa được in, làm khó công việc nói trên). Không phải tất cả những sáng tác của Lưu Quang Vũ đều là những thành công cao – mà cũng thật khó chờ đợi điều này ở một tác gia viết nhiều đến thế, trong một thời gian ngắn đến thế - nhưng một số kịch phẩm rõ ràng đã vượt qua thử thách cả thời gian và sẽ còn sống lâu dài trong văn học nước nhà.
    [ ] Lưu Quang Vũ đã để lại cho chúng ta một bi hài kịch đặc sắc được công chúng trong và ngoài nước tán thưởng – Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981; trình diễn lần đầu 1978).
    Vở kịch này, như ta đã biết, khai thác một môtip thần kì khá quan thuộc trong văn học truyền miệng và văn phương Đông cũng như phương Tay trung đại. Ở Việt Nam ta, môtip ấy triển khai thành một truyện cổ tích và một kịch tuồng hài mà Lưu Quang Vũ chắc chắn biết cả hai và đã gắp nhặt chi tiết ở cả hai tài liệu ấy. Truyện cổ Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng như tuồng hài Trương Đồ Nhục, bằng toàn bộ kết cấu minh họa một “chân lí nhân học” Phổ biến và đơn giản: “Cái cốt yếu mà phải căn cứ vào đó để nhận ra con người là nhân cách chứ không phải ngoại hình, linh hồn chứ không phải thể xác”. Lưu Quang Vũ đổ rượu mới vào bình cũ, kể lại truyện hài cổ như một bi kịch triết lí thời nay với hai chiều kích đan thoa: Chiều kích nhân sinh – xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình. Để có bi kịch, phải có nhân vật bi kịch, và Trương Ba, người giỏi cờ trong truyện cổ tích, trong kịch của Lưu Quang Vũ biến thành một nông phu nho nhã, đôn hậu, cần mẫn, cao khiết - một người trồng cây, một người làm vườn say mê xã hội mà “toàn dân chạy chợ” (ta nhận ra một xã hội hôm nay, mặc dù ở đấy, những nhân vật tác oai tác quái khoác áo chức sắc thời xưa). Một hiện thân của linh hồn giữa nhân quần cần đến rất nhiều thứ khác, nhưng không mấy tha thiết với linh hồn. Cái linh hồn tự tôn ấy của Trương Ba sống không được ấm cúng trong thế gian này: ngay trong gia đình nó là đối tượng thương xót cho vợ y là chướng ngại vật cho con trai y - một con người “hiện đại” sống với một thế hệ giá trị đã đổi khác hoàn toàn. Ít toả sang ngay trong nhà mình, cái linh hồn ấy lại càng không toả sang được trong làng xã, mà xem ra nó cũng không có chí hướng toả sang, mà chỉ mong bảo toàn được mình, không hoà tan vào dòng đời đục bẩn. Vì thế cho nên khi do sự cẩu thả của các quan nhà trời, một tai biến đến với nó – nó phải chết đi rồi sống lại trong thân xác kẻ khác, những người xung quanh lại càng không dễ thừa nhận sự tồn tại của nó. Lí Trưởng cùng Trương Tuần đến kiểm tra (trái ngược với truyện cổ tích và giống hệt “kịch phi lí” hiện đại!) dở sổ đinh của làng ra và nói với hồn Trương Ba: “ở đây làm gì có mục nào nói về hồn vía, chỉ toàn những thông số về thân xác, than xác này là của anh hàng thịt! Linh hồn, chính vì nó đã thành cái quá ư không thiết dụng, thậm chí trở thành trở ngại đáng ghét, cho nên chỉ cần một cớ bề ngoài, người ta phủ nhận nó sạch trơn, không do dự đổ đồng nó với xác thịt! và hồn Trương Ba cao đạo muốn sống trên đời này, phải nhượng bộ hết vị trí này đến vị trí khác. Đội lốt đổ tể, nó phải đóng vai đồ tể, thực hiện “chức năng xã hội” của đồ tể trước công chúng. Hơn thế nữa cái than xác của đồ tể, với những nhu cầu và tập tính của nó, ngày càng lấn chiếm, chi phối, sai khiến, làm biến hỏng cái linh hồn ấy. Một lớp kịch gây ấn tượng mạnh: “ cuộc đối thoại giữa hồn và xác” (cảnh VII) Hồn Trương Ba và xác hang thịt, theo quy luật nghệt thuật biểu tượng xuất hiện ở đaâ như hai thực thể đối lập, nhưng không thể tồn tại riêng rẽ, có cái này mà không có cái kia, vấn đề là cái nào tranh dành được quyền chỉ huy cái nào. Trong cuộc tranh chấp ấy, rõ ràng xác hàng thịt thắng thế. Nó thắng thế không phải vì xác bao giờ cũng mạnh hơn hồn, mà vì trong trường hợp cụ thể này, cái xác đã từng hợp tác với một linh hồn khác, chị ảnh hưởng sâu sắc của nó, có thể nói đã trở thành một sản phẩm cuả linh hồn ấy. Tuân theo trực giác nghệ thuật nhiều hơn là nhận thức triết học rõ ràng, tác giả bằng một số chi tiết cho ta thấy cuộc vật lộn giữa hồn “trương ba” và da “hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn tron một than xác. Thân xác nguyên sinh của anh hàng thịt “cũng như của bất cứ một ai” không nghiện rượu, không bạo hành. Nó nghiện rượu, nó bạo hành vì nó đã thấm chất linh hồn của anh đồ tể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...