Tiểu Luận hôn nhân VN thời phong kiến

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo quan điểm của Nho giáo, đạo Tề gia là cơ sở cho đạo trị quốc, gia đình là trung tâm của các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội phong kiến: gia đình có vững mạnh, xã hội mới ổn định. Pháp luật phong kiến Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, vì vậy, các quan hệ hôn nhân gia đình cũng được chú trọng đặc biệt, nó là sự thể chế hóa quan điểm hôn nhân theo lễ nghi Nho giáo. Hôn nhân trong thời kì này thể hiện sự bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia, điều này được phản ánh đặc biệt thể hiện rõ nét qua Quốc triều hình luật thời Lê và Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn. Do đó, trong phạm vi bài viết này em muốn đi sâu vào đề tài: "Chế độ hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến Việt Nam".
    I. HÔN NHÂN BẤT BÌNH ĐẲNG THỂ HIỆN TRONG PHẠM VI GIA ĐÌNH1. Sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng
    a. Trong quan hệ nhân thân
    Gia đình trong chế độ phong kiến chịu ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng Nho giáo với nguyên tắc gia đình gia trưởng phụ hệ, đề cao và bảo vệ vị trí của người đàn ông trong gia đình, đồng thời hạ thấp vai trò của người phụ nữ. Điều này được thể hiện rất rõ qua những quy định về quyền và nghĩa vụ vợ chồng trong pháp luật phong kiến Việt Nam, với xu hướng thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng, bảo vệ quyền lợi của người chồng với tư cách là gia trưởng, điều đó biểu hiện qua các nghĩa vụ của người vợ, bao gồm: đồng cư, chung thủy, tòng phu và để tang chồng; trong khi người chồng chỉ phải tuân thủ hai nghĩa vụ: đồng cư và chung thủy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...