Thạc Sĩ Hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Hôn nhân và gia đình của tộc người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum


    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI
    BRÂU Ở TỈNH KON TUM
    5
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 10
    1.3. Khái quát về tỉnh Kon Tum và tộc người Brâu 25
    Tiểu kết chương 1 37
    CHƯƠNG 2: HÔN NHÂN 39
    2.1. Quan niệm của người Brâu về hôn nhân 39
    2.2. Nguyên tắc trong hôn nhân 44
    2.3. Tính chất của hôn nhân 50
    2.4. Các nghi thức trong hôn nhân 50
    2.5. Các trường hợp hôn nhân đặc biệt 57
    2.6. Các trường hợp ly hôn 64
    Tiểu kết chương 2 66
    CHƯƠNG 3: GIA ĐÌNH 67
    3.1. Phân loại và cấu trúc gia đình Brâu 67
    3.2. Quy mô gia đình Brâu 71
    3.3. Chức năng của gia đình Brâu 74
    3.4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Brâu 81
    3.5. Nghi lễ gia đình 88
    Tiểu kết chương 3 92
    CHƯƠNG 4. BIẾN ĐỔI VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI BRÂU 93
    4.1. Biển đổi về hôn nhân 93
    4.2. Biến đổi về gia đình 102
    4.3. Nguyên nhân của biến đổi 113
    Tiểu kết chương 4 121
    CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 123
    5.1. Kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Brâu 123
    5.1.1. Về hôn nhân 123
    5.1.2. Về gia đình 124
    5.2. Bàn luận về hôn nhân và gia đình của người Brâu 126
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134
    1. Kết luận 134
    2. Kiến nghị 137
    Danh mục công trình khoa học đã công bố của tác giả 141
    Tài liệu tham khảo 142
    Phụ lục 151


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Brâu là một trong số 16 tộc người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô
    Lô, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Cống, Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Rơ Măm, Brâu) ở nước ta có
    dân số dưới 10.000 người (Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009).
    Những tộc người này cư trú chủ yếu tại các tỉnh biên giới (Hà Giang, Lào Cai, Lai
    Châu, Điện Biên, Nghệ An, Đắk Lắk, Kon Tum), thuộc diện khó khăn về phát triển
    về kinh tế - xã hội, quy mô dân số và chất lượng dân số đang đặt ra nhiều vấn đề đối
    với sự phát triển bền vững. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có một số
    chính sách đặc biệt để phát triển đối với các tộc người này
    Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam ngày 1/4/2009, dân số
    Brâu của cả nước là 397 người, chủ yếu cư trú tập trung tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y,
    huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Brâu là một trong các tộc người thuộc nhóm ngôn
    ngữ Môn - Khơ me phía nam. Theo tài liệu điền dã, cộng đồng người Brâu làng Đắk
    Mế có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, một bộ phận nhỏ người
    Brâu di cư sang Việt Nam sinh sống khoảng 150-160 năm (từ 6-7 thế hệ).Từ đó
    đến nay, người Brâu sinh sống trong khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt
    Nam, Lào và Campuchia. Tại địa bàn ngã ba Đông Dương này, ngoài Brâu còn có
    một số tộc người khác cùng sinh sống như Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Rơ-măm, Gia-rai,
    và sau này các tộc người Tày, Mường, Thái, . di cư đến. Đây là những tộc người
    có mối quan hệ về kinh tế, văn hóa - xã hội trực tiếp với người Brâu, đặc biệt là từ
    những năm sau đổi mới (1986) đến nay.
    Cùng với sự biến đổi kinh tế, văn hóa - xã hội ngày càng mạnh mẽ, nhất là từ
    tháng 11 năm 2005, khi Chính phủ Quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt
    động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
    Kon Tum, thì khu vực sinh sống của tộc người Brâu từ một vùng rừng núi hoang vu đã
    trở thành khu kinh tế thương mại với tốc độ đô thị hóa diễn ra hết sức nhanh chóng.
    Điều này đã tác động trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của các tộc
    người trong khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Campuchia nói chung, người
    Brâu nói riêng. Chính tác động này đã dẫn tới sự biến đổi văn hóa truyền thống của
    3
    người Brâu, trong đó hôn nhân và gia đình là lĩnh vực biến đổi đáng kể nhất.
    Nghiên cứu hôn nhân và gia đình các tộc người thuộc ngôn ngữ Môn-Khơme
    vùng Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung và người Brâu nói riêng có nhiều ý nghĩa
    về khoa học, vừa góp phần tìm hiểu những vấn đề quan hệ tộc người trong nước và
    xuyên biên giới, vừa góp phần nhìn nhận sự biến đổi của các hình thức hôn nhân và
    gia đình; đồng thời cung cấp thêm nguồn tư liệu quý và hiểu biết về các tộc người
    thuộc nhóm ngữ hệ Môn – Khơ me. Mặt khác, nghiên cứu này còn làm cơ sở khoa
    học tham góp cho việc hoạch định những chính sách xã hội cụ thể về dân số và kế
    hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), xây dựng quy mô gia đình và văn hóa gia đình, . Trên
    cơ sở đó, Đảng và Nhà nước có những quy định phù hợp với đặc điểm riêng đối với
    những tộc người có dân số ít, đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
    Bản thân tôi đã có thời gian công tác trong ngành văn hóa hơn 25 năm tại tỉnh
    Kon Tum, vừa làm công tác quản lý văn hóa ở địa phương, vừa tham gia nghiên cứu,
    sưu tầm về văn hóa các tộc người và đã tham gia viết một số công trình nghiên cứu về
    văn hóa các tộc người ở Kon Tum, sưu tầm và biên tập một số sử thi Tây Nguyên. Từ
    kết quả ban đầu, với lòng say mê khoa học, gắn bó với con người và lịch sử của
    vùng đất này, tôi đã quyết định chọn đề tài Hôn nhân và gia đình của người Brâu ở
    làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum làm luận án tiến sĩ, chuyên
    ngành nhân học văn hóa.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Một là,tìm hiểu về hôn nhân và gia đình truyền thống của người Brâu và những
    biến đổi qua các thời kỳ trước và sau năm 1975, đặc biệt là sau khi thành lập Khu
    kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y từ năm 2005 đến thời điểm nghiên cứu.
    Hai là,chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến sự biến đổi và xu
    hướng hôn nhân và quan hệ gia đình của tộc người này trong bối cảnh phát triển kinh tế
    - xã hội, giao tiếp văn hóa với các tộc người ở Tây Nguyên và các nước láng giềng.
    Ba là,làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý tham khảo trong việc hoạch định chính
    sách, xây dựng các giải pháp khả thi nhằm phát triển dân số, chất lượng dân số, gắn với
    bảo tồn, xây dựng văn hóa gia đình truyền thống của người Brâu trong bối cảnh công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
    4
    Trên cơ sở tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cảnh quan cư trú, đặc điểm dân cư, dân
    số và điều kiện kinh tế- xã hội của người Brâu tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện
    Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, luận án tập trung nghiên cứu về hôn nhân và gia đình,
    phân tích chức năng, qui mô, cấu trúc của gia đình tộc người Brâu; những quy tắc,
    các hình thức, quan hệ hôn nhân và những biến đổi của nó dưới tác động của các
    điều kiện kinh tế - xã hội mới. Đồng thời, luận án bước đầu so sánh với tình trạng
    hôn nhân và gia đình của tộc người này trong mối liên hệ với người Brâu ở Lào và
    Campuchia.
    Về không gian: Người Brâu tập trung chủ yếu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện
    Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, có quan hệ xuyên biên giới với người Brâu ở Lào và
    Campuchia, nên tôi đã lựa chọn nơi đây làm mẫu nghiên cứu.
    Do những biến đổi về đơn vị hành chính và điều kiện lịch sử cũng như quá trình
    phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, vì vậy luận án cũng lưu ý đến các mốc thời
    gian: Trước năm 1975, từ 1975 đến 1991. Đây là giai đoạn sau khi di cư sang Việt
    Nam, cộng đồng người Brâu tụ cư trong làng Đắk Mế, có kết cấu truyền thống rất chặt
    chẽ . Từ năm 1991 đến 2004, nhất là sau khi làng Đắk Mế bị cháy trụi (tháng 4 năm
    1991), kết cấu làng truyền thống bị phá vỡ hoàn toàn, dẫn đến sự thay đổi cơ bản về
    kinh tế, văn hóa - xã hội của cộng đồng người Brâu. Từ tháng 11 năm 2005 đến nay,
    khi cửa khẩu Quốc tế Bờ Y chính thức đi vào hoạt động thì cộng đồng người Brâu nơi
    đây chịu sự tác động trực tiếp, toàn diện về mọi mặt kinh tế, văn hóa - xã hội của quá
    trình hội nhập, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các tộc người trong khu vực, quốc gia
    và cả với bên kia biên giới.
    4. Nguồn tư liệu và tài liệu của luận án
    Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu và tài liệu chủ yếu
    sau đây:
    Tư liệu do chính tác giả thu thập được qua nhiều đợt điền dã dân tộc học trong
    quá trình nghiên cứu thực tế tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đáng kể
    nhất là các đợt nghiên cứu dài ngày vào các năm 1995, 1997, 2000, 2004 và mới
    đây nhất là tháng 4 năm 2011.
    Tài liệu thứ cấp về địa lý, dân cư, các loại báo cáo, số liệu thống kê liên quan
    đến luận án lưu trữ tại địa phương.
    5
    Luận án cũng kế thừa nguồn tài liệu đã công bố trong các công trình nghiên
    cứu, bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, kế thừa và phát triển kết
    quả nghiên cứu từ luận văn thạc sĩ và công trình đã công bố trong cuốn Hôn nhân
    và gia đình của tộc người Brâu của chính tác giả.
    5. Đóng góp của luận án
    - Trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu về hôn nhân và gia đình truyền
    thống của người Brâu ở làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
    - Nhận diện mối quan hệ truyền thống, những biến đổi và xu hướng phát triển hôn
    nhân và gia đình từ năm 1975 đến nay của tộc người Brâu
    - Kết quả nghiên cứu của luận án là luận cứ khoa học giúp cho việc bảo tồn, phát huy
    các giá trị văn hóa, xây dựng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đối với tộc người
    Brâu, một trong số 16 tộc người có dân số ít ở Việt Nam đang được Đảng và Nhà
    nước có chính sách ưu tiên đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa.
    6. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
    dung của luận án gồm 5 chương.
    Chương 1. Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái
    quát về tộc người Brâu ở tỉnh Kon Tum. Chương 2. Hôn nhân
    Chương 3. Gia đình
    Chương 4. Biến đổi trong hôn nhân và gia đình của người Brâu
    Chương 5. Kết quả và bàn luận
    6
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI BRÂU Ở TỈNH KON TUM
    1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
    Hôn nhân và gia đình là vấn đề xã hội rộng lớn. Theo Friedrich Engels, lịch sử
    nghiên cứu hôn nhân và gia đình bắt đầu từ năm 1861, khi Johann Jakop Bachofen
    viết tác phẩm Mẫu quyền, và thiết chế xã hội đầu tiên chỉ có thể là mẫu quyền, về sau
    mẫu quyền mới nhường chỗ cho phụ quyền. Năm 1866, qua Nghiên cứu lịch sử cổ
    đại - Hôn nhân nguyên thủy, Mc.Lennan đã khám phá ra thiết chế ngoại hôn – một
    loại hình thiết chế hôn nhân mang tính phổ biến của nhân loại. Bên cạnh đó, phải kể
    đến Morgan Louis Henry - nhà dân tộc học Mỹ, khi nghiên cứu về Xã hội cổ đại
    (Ancient Society, Washington 1877), đã dựng lại lịch sử hôn nhân và gia đình của
    loài người thông qua sáu hình thái. Tác phẩm Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu
    và của nhà nước của Friedrich Engels là những đúc kết kinh nghiệm và tổng kết
    những thành tựu của nền khoa học thế giới đương thời. Dựa trên nền tảng những
    thành tựu khoa học này, nhiều học giả đã đi sâu nghiên cứu các quan điểm, lý thuyết
    về hôn nhân và gia đình, hay các hình thái hôn nhân của từng tộc người cụ thể. Đặc
    biệt trong những thập niên gần đây đã được nhiều ngành khoa học, nhiều nhà khoa
    học như: Nhân học, xã hội học, văn hóa học, tâm lý học, . ở các nước Tây Âu, Châu
    Mỹ và Châu Á tiếp cận và đã đạt được những thành tựu về mặt lý thuyết, phương
    pháp luận nghiên cứu. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, ngoài
    các luận văn khoa học, các bài viết trên tạp chí nghiên cứu khoa học, sách xuất bản
    cũng có không ít luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ về dân tộc học, nhân học văn hóa
    tìm hiểu về gia đình, hôn nhân của các tộc người [8, 20, 34, 55, 63, 76, 89, 93, ]. Đó
    là chưa kể đến những luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) của các nghiên cứu sinh Việt
    Nam viết về các tộc người ở nước ta vào những năm 80 của Thế kỷ XX được bảo vệ
    tại nước ngoài, hầu hết ở Liên Xô cũ.
    1.1.1. Nghiên cứu của học giả nước ngoài
    Có thể nói, cho đến thời điểm nghiên cứu, những tài liệu mà tác giả tiếp cận
    được những công trình của các học giả viết về người Brâu ở Đông Dương nói chung
    và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn rất ít ỏi. Duy
    nhất một công trình bằng tiếng Anh đề cập về người Brâu là tác phẩm The Ethnics


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông
    tin, Hà Nội.
    2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VIII), (1998),
    Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    3. Báo Kon Tum, số 717, ngày 02 tháng 8 năm 2000.
    4. Hùng Páo Bảo (1992), Giới thiệu về dân tộc Brâu, Tập san miền núi và dân
    tộc, số 21 tháng 10.
    5. Trịnh Hoà Bình (1998), Gia đình nông thôn và vấn đề chăm sóc sức khoẻ
    công đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    6. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt
    Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb
    Khoa học xã hội, Hà Nội.
    7. Đỗ Thuý Bình (1994), Hôn nhân của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt
    Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    8. Nguyễn Duy Bính (2005), Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam
    Bộ, Nxb Đại học quốc gia thành phố HCM.
    9. Trần Văn Bính (chủ biên),(2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên - Thực
    trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
    10. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần tìm hiểu văn hoá dân gian Việt Nam,
    Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    11. Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998),
    Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
    12. C. Mác và F.Ăng Ghen (1963), Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê
    phán có tính chất phê phán - chống Bơ-ru-nô Bau-Ê và đồng bọn, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. C. Mác và F.Ăng Ghen, Mác, Hệ tư tưởng Đức, Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật.
    14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2001, Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị
    quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
    144
    15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP, ngày 27 tháng 3 năm 2002 Quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia
    đình đối với các dân tộc thiểu số.
    16. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa - Con người với thiên nhiên, xã
    hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
    17. Nguyễn Từ Chi (1991), Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt,
    trong sách: Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học
    xã hội, Hà Nội.
    18. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Tạp
    chí Văn hoá Nghệ thuật, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
    19. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    20. Huỳnh Bá Công (2005), Hôn nhân và gia đình trong luật pháp triều
    Nguyễn, Nxb Thuận Hoá.
    21. Cục thống kê Gia Lai - Kon Tum, Dân số Gia Lai - Kon Tum, ngày 1 tháng
    4 năm 1989.
    22. Cục Thống kê Kon Tum, Niên giám thống kê 2003, Kon Tum, 3/ 2004.
    23. Phan Hữu Dật, (1991), Dấu vết hệ thống 4 hôn đẳng ở Tây Nguyên, Việt Nam,
    Tạp chí Dân tộc học, số 4.
    24. Phan Hữu Dật, (1997), Quy tắc cư trú trong hôn nhân, Tạp chí Dân tộc
    học, số 1.
    25. Phan Hữu Dật, (1998),Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại
    học quốc gia, Hà Nội.
    26. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Khổng Diễn, (1995), Dân số và dân số học tộc người ở Việt Nam, Nxb
    Khoa học xã hội, Hà Nội.
    28. Khổng Diễn, (1997), .Dân số kế hoạch hoá gia đình các dân tộc Việt Nam,
    Tạp chí Dân tộc học số 2.
    29. Ngô Văn Doanh, (1993), Nhà mồ và tượng nhà mồ Giarai, Bơhnar, Sở
    Văn hoá - Thông tin tỉnh Gia Lai, Viện Đông nam á.
    30. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và
    quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
    thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...