Tiểu Luận hôn nhân gia đình. tài sản chung của vợ chồng.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I Khái quát 2
    1, Cơ sở pháp lý căn cứ vào nguồn góc tài sản. 2
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân:. 2
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh:. 3
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :. 3
    d) - tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: . 3
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung:. 3
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.. 3
    2. khái niệm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 4
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 4
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). 5
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 5
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. 6
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng. 7
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất. 8
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 9
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân 9
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. 9
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn. 10
    C. KẾT LUẬN 11


    A. LỜI MỞ ĐẦU:
    Vợ - chồng: mối quan hệ nhân thân khăng khít là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, đặc biệt là luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân cũng có những điều luật quy định về các mối quan hệ liên quan đến tài sản, các giao dịch dân sự, giữa vợ và chồng. Trong phạm vi bài viết hôm nay, Em xin đề cập đến vấn đề “quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.”. Nghe thì thật đơn giản vì như thế sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng quyền định đoạt tài sản chung thay vì lập di chúc riêng của từng các nhân. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, vấn đề quyền bình đẳng của vợ chồng là một vấn đề khá phức tạp. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Sau đây em xin đưa ra một vài ý kiến cho vấn đề nêu trên. Liệu rằng hiện nay vợ chồng có thực sự bình đẳng? Người vợ thực sự có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.


    B. NỘI DUNG:
    I. Khái Quát:
    1, Cơ sở pháp lý, căn cứ vào nguồn góc tài sản.
    Điều 219 Bộ luật dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ 2000: Tài sản chung của vợ chồng là một thuật ngữ để chỉ định những tài sản thuộc ít nhất một trong sáu nguồn như sau:
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương ) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự (buôn bán, đầu tư kiếm lợi nhuận ). Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản chung, là thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy trong lao động của người chồng đã bao hàm cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì, nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho người kia lao động thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung một cách trọn vẹn. Đó chính là đặc trưng mang tính chất cộng đồng của cuộc sống vợ chồng.
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là thu nhập thường xuyên cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cuộc sống vật chất ổn định, lâu dài của gia đình. Dù vợ chồng làm ở những ngành nghề khác nhau; song mọi thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung. Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc tài sản và căn cứ pháp lý “ thời kỳ hôn nhân” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do yêu cầu của lao động, học tập hoặc vì lý do nào đó vợ chồng có thể sống xa nhau thì tính chất cộng đồng của hôn nhân vẫn không thay đổi. những tài sản có nguồn góc hợp pháp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng.
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : theo nghị quyết 02/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000, thu nhập hợp pháp khác là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được, hoặc tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu từ điều 239 đến điều 244 của bộ luật dân sự năm 2005.
    d)- tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: chủ sở hữu cho, tặng chung cả vợ và chồng, phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu.
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung: có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, nếu vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung thì đó sẽ là tài sản chung và phải có sự xác định bằng công chứng đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Điều 24,25 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng dù chỉ ghi tên một người trên giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài ra điều 26 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: QSĐ đất do chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế để gọi là “tài sản chung của vợ chồng” thì giấy chứng nhận QSD đất phải ghi tên của cả vợ và chồng.
    Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Căn cứ pháp luật là thoả thuận có công chứng.
    Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
    2. Khái niệm về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
    Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định trong Luật HN&GĐ Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng. Việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gi tên cả hai vợ chồng là quy định mới khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất .), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải .). Sự bình đẳng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau:
    - Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung hợp nhất (Điều 28).
    - Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95).
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình).
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1).
    Ngày 29-12-1959, luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Điều 15 luật này quy định: Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Tiếp sau đó, luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục thừa nhận nguyên tắc tài sản của vợ hoặc của chồng là tài sản chung và được sử dụng vì mục đích chung của gia đình, quy định cụ thể hơn quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung. Và đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung được quy định cụ thể, rõ ràng tại khoản 1 Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
    Như vậy, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình, là quyền kiểm soát, làm chủ, chi phối tài sản đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung. Nhưng điều đó có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản (do người kia đi công tác xa hoặc do một trong hai người cất giữ) thì cả hai bên đều có quyền định đoạt, sử dụng đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Với tư cách là đồng sở hữu tài sản chung, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
    Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng nhiều, ít, cao, thấp khác nhau, và như vậy xét về “công sức đóng góp” nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch nhiều, ít khác nhau, nhưng không phải như vậy mà có sự “chênh lệch” giữa vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung.
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
    Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “ nhu cầu của gia đình”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng “nhu cầu của gia đình” nghĩa là sự tồn tại và phát triển của gia đình, tài sản chung phải được sử dụng vào việc “nuôi sống gia đình.
    Mặt khác, để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của chính phủ cũng có quy định về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng .Theo đó, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn (giá trị tài sản được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng) của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận (đồng ý) của vợ chồng theo đúng hình thức (văn bản) mà pháp luật quy định. Vợ, chồng phải cùng ký trực tiếp vào văn bản (hợp đồng); nếu chỉ có một bên trực tiếp ký phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng màn nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, việc quy định vợ, chồng phải bàn bac, thỏa thuận trước khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dich dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng có giá trị lớn là điều cần thiết để bảm đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với vợ thì giao dich dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định được vai trò, vị trí ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng (dù chỉ có một trong hai bên định đoạt. Ví dụ, vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh, thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng. Người chồng (hoặc vợ) không được “nại” rằng giao dịch đó không có giá trị vì chưa được sự đồng ý của mình.
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”(Khoản 2 Điều 28). Đó là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Trên cơ sở chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ chung được xác định:
    - Nếu căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng và nghĩa vụ liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản thì có những nghĩa vụ chung sau: Nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ chồng cùng tiến hành, bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích gia đình, nhưng được bên kia đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
    - Nếu căn cứ vào phạm vi, nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều 27, nghĩa vụ phát sinh khi vợ chồng thực hiện hành vi tạo lập, quản lý, sử dụngvà định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vợ hoặc chồng tạo ra tài sản trong gia đình; nghĩa vụ phát sinh khi vợ hoặc chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân; nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của mình trong thời kì hôn nhân (trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong trường hợp quy định tại Điều 30).
    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng với nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cử vào sự đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con, thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập (dựa theo điểm a Khoản 2 Điều 95).
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất.
    Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu với tài sản chung và khối tài sản đó là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, việc phân chia tài sản chung không dựa trên nguồn gốc tài sản hình thành do đâu. Bởi vậy vợ chồng cũng có quyền bình đẳng với nhau trong việc phân chia khối tài sản chung đó. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung thể hiện trong hai trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chia tài sản chung do chấm dứt hôn nhân.
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
    Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc chuyển dịch một phần hay toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung sang tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi có lý do chính đáng được pháp luật thừa nhận và nó có thể thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng hoặc quyết định của Tòa án (Khoản 1). Quy định này thể hiên rõ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với quyền định đoạt tài sản chung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chia tài sản chung để mỗi bên vợ, chồng tham gia các giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiên nghĩa vụ dân sự sẽ không được pháp luật công nhận”(Khoản 2) và quy định này không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân gia đình 2000 không có chế định ly thân.
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Vợ, chồng còn “có quyền thừa kế tài sản của nhau” “Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản”(Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần sở hữu của mỗi người không được xác định rạch ròi, nên khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người còn sống hoàn toàn có quyền quản lý khối tài sản chung, trong đó có di sản của người để lại thừa kế và cả tài sản chính của chính người quản lý di sản là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cuộc sống và truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng, cả vợ hoặc chồng không phân biệt ai đều có quyền quản lý tài sản chung và thừa kế tài sản riêng khi chồng hoặc vợ của họ đã chết.
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Theo quy định của điều luật thì:
    - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận với nhau, phải thể hiện được quan điểm riêng của vợ, chồng đối với tài sản chung. Nguyên tắc chia đôi tài sản được khẳng định, thể hiện sự ghi nhận của pháp luật về “công sức” đóng góp, tạo lập tài sản chung của vợ, chồng là như nhau, bằng nhau, lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nhưng Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển của vợ, chồng là như nhau, mà cũng có thể quyết định chia phần nhiều hơn hoặc ít hơn cho một trong hai người khi xem xét đến công sức đóng góp thực tế, hoàn cảnh cụ thể mỗi bên (điểm a).
    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” (điểm b). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm chế độ hôn nhân và gia đình dước chế độ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của vợ và con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Trong gia đình, họ là những con người cần được ưu tiên trong việc phân chia tài sản, phù hợp với tư tưởng nhân đạo trong quan hệ gia đình và xã hội.
    - Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn phải “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” (điểm c). Tùy theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng, khi chia tài sản chung phải đảm bảo được công dụng, giá trị của tài sản, phù hợp với công việc, nghề nghiệp, phát huy được công dụng tài sản của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh. Cần tránh việc chia tài sản mà làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản, gây tổn hại lợi ích chính đáng trong sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên. Phải đảm bảo ổn định nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng để họ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống.
    - “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” (điểm d). Quy định này cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, tạo sự ổn định cuộc sống , ổn định nghề nghiệp, phù hợp với chuyên môn; bảo đảm công dụng, phát huy vai trò của tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ chồng. Nếu bên nhận tài sản bằng hiện vật lại có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch từ tài sản đã nhận.
    Việc chia tài sản chung, việc thanh toán nghĩa vụ chung liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đều do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng giữa vợ với chồng, tránh tình trạng thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ chung khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà vợ, chồng còn nghĩa vụ trong thời gian hôn nhân.
    C. KẾT LUẬN
    Trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến vấn đề quyền bình đẳng tài sản chung của vợ chồng còn nhiều vấn đề bất cập, những quy định của luật hôn nhân về vấn đề này vẫn mang tính định khung chưa cụ thể có thể nhằm trốn tránh tránh nhiệm, và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một yêu cầu trước mắt đặt ra cho nhà làm luật.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009, Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.
    2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
    3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
    4. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Bộ Tư pháp- Viện khoa học pháp lý (Đinh Mai Hương chủ biên)
    5. Chế độ tài sản chung cùa vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. TS Nguyễn Văn Cừ. NXB Tư pháp






    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I Khái quát 2
    1, Cơ sở pháp lý căn cứ vào nguồn góc tài sản. 2
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân:. 2
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh:. 3
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :. 3
    d) - tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: . 3
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung:. 3
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.. 3
    2. khái niệm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 4
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 4
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). 5
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 5
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. 6
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng. 7
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất. 8
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 9
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân 9
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. 9
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn. 10
    C. KẾT LUẬN 11


    A. LỜI MỞ ĐẦU:
    Vợ - chồng: mối quan hệ nhân thân khăng khít là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, đặc biệt là luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân cũng có những điều luật quy định về các mối quan hệ liên quan đến tài sản, các giao dịch dân sự, giữa vợ và chồng. Trong phạm vi bài viết hôm nay, Em xin đề cập đến vấn đề “quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.”. Nghe thì thật đơn giản vì như thế sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng quyền định đoạt tài sản chung thay vì lập di chúc riêng của từng các nhân. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, vấn đề quyền bình đẳng của vợ chồng là một vấn đề khá phức tạp. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Sau đây em xin đưa ra một vài ý kiến cho vấn đề nêu trên. Liệu rằng hiện nay vợ chồng có thực sự bình đẳng? Người vợ thực sự có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.


    B. NỘI DUNG:
    I. Khái Quát:
    1, Cơ sở pháp lý, căn cứ vào nguồn góc tài sản.
    Điều 219 Bộ luật dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ 2000: Tài sản chung của vợ chồng là một thuật ngữ để chỉ định những tài sản thuộc ít nhất một trong sáu nguồn như sau:
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương ) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự (buôn bán, đầu tư kiếm lợi nhuận ). Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản chung, là thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy trong lao động của người chồng đã bao hàm cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì, nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho người kia lao động thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung một cách trọn vẹn. Đó chính là đặc trưng mang tính chất cộng đồng của cuộc sống vợ chồng.
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là thu nhập thường xuyên cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cuộc sống vật chất ổn định, lâu dài của gia đình. Dù vợ chồng làm ở những ngành nghề khác nhau; song mọi thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung. Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc tài sản và căn cứ pháp lý “ thời kỳ hôn nhân” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do yêu cầu của lao động, học tập hoặc vì lý do nào đó vợ chồng có thể sống xa nhau thì tính chất cộng đồng của hôn nhân vẫn không thay đổi. những tài sản có nguồn góc hợp pháp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng.
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : theo nghị quyết 02/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000, thu nhập hợp pháp khác là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được, hoặc tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu từ điều 239 đến điều 244 của bộ luật dân sự năm 2005.
    d)- tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: chủ sở hữu cho, tặng chung cả vợ và chồng, phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu.
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung: có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, nếu vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung thì đó sẽ là tài sản chung và phải có sự xác định bằng công chứng đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Điều 24,25 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng dù chỉ ghi tên một người trên giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài ra điều 26 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: QSĐ đất do chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế để gọi là “tài sản chung của vợ chồng” thì giấy chứng nhận QSD đất phải ghi tên của cả vợ và chồng.
    Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Căn cứ pháp luật là thoả thuận có công chứng.
    Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
    2. Khái niệm về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
    Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định trong Luật HN&GĐ Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng. Việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gi tên cả hai vợ chồng là quy định mới khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất .), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải .). Sự bình đẳng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau:
    - Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung hợp nhất (Điều 28).
    - Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95).
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình).
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1).
    Ngày 29-12-1959, luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Điều 15 luật này quy định: Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Tiếp sau đó, luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục thừa nhận nguyên tắc tài sản của vợ hoặc của chồng là tài sản chung và được sử dụng vì mục đích chung của gia đình, quy định cụ thể hơn quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung. Và đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung được quy định cụ thể, rõ ràng tại khoản 1 Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
    Như vậy, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình, là quyền kiểm soát, làm chủ, chi phối tài sản đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung. Nhưng điều đó có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản (do người kia đi công tác xa hoặc do một trong hai người cất giữ) thì cả hai bên đều có quyền định đoạt, sử dụng đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Với tư cách là đồng sở hữu tài sản chung, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
    Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng nhiều, ít, cao, thấp khác nhau, và như vậy xét về “công sức đóng góp” nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch nhiều, ít khác nhau, nhưng không phải như vậy mà có sự “chênh lệch” giữa vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung.
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
    Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “ nhu cầu của gia đình”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng “nhu cầu của gia đình” nghĩa là sự tồn tại và phát triển của gia đình, tài sản chung phải được sử dụng vào việc “nuôi sống gia đình.
    Mặt khác, để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của chính phủ cũng có quy định về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng .Theo đó, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn (giá trị tài sản được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng) của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận (đồng ý) của vợ chồng theo đúng hình thức (văn bản) mà pháp luật quy định. Vợ, chồng phải cùng ký trực tiếp vào văn bản (hợp đồng); nếu chỉ có một bên trực tiếp ký phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng màn nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, việc quy định vợ, chồng phải bàn bac, thỏa thuận trước khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dich dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng có giá trị lớn là điều cần thiết để bảm đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với vợ thì giao dich dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định được vai trò, vị trí ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng (dù chỉ có một trong hai bên định đoạt. Ví dụ, vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh, thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng. Người chồng (hoặc vợ) không được “nại” rằng giao dịch đó không có giá trị vì chưa được sự đồng ý của mình.
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”(Khoản 2 Điều 28). Đó là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Trên cơ sở chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ chung được xác định:
    - Nếu căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng và nghĩa vụ liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản thì có những nghĩa vụ chung sau: Nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ chồng cùng tiến hành, bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích gia đình, nhưng được bên kia đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
    - Nếu căn cứ vào phạm vi, nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều 27, nghĩa vụ phát sinh khi vợ chồng thực hiện hành vi tạo lập, quản lý, sử dụngvà định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vợ hoặc chồng tạo ra tài sản trong gia đình; nghĩa vụ phát sinh khi vợ hoặc chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân; nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của mình trong thời kì hôn nhân (trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong trường hợp quy định tại Điều 30).
    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng với nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cử vào sự đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con, thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập (dựa theo điểm a Khoản 2 Điều 95).
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất.
    Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu với tài sản chung và khối tài sản đó là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, việc phân chia tài sản chung không dựa trên nguồn gốc tài sản hình thành do đâu. Bởi vậy vợ chồng cũng có quyền bình đẳng với nhau trong việc phân chia khối tài sản chung đó. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung thể hiện trong hai trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chia tài sản chung do chấm dứt hôn nhân.
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
    Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc chuyển dịch một phần hay toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung sang tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi có lý do chính đáng được pháp luật thừa nhận và nó có thể thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng hoặc quyết định của Tòa án (Khoản 1). Quy định này thể hiên rõ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với quyền định đoạt tài sản chung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chia tài sản chung để mỗi bên vợ, chồng tham gia các giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiên nghĩa vụ dân sự sẽ không được pháp luật công nhận”(Khoản 2) và quy định này không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân gia đình 2000 không có chế định ly thân.
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Vợ, chồng còn “có quyền thừa kế tài sản của nhau” “Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản”(Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần sở hữu của mỗi người không được xác định rạch ròi, nên khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người còn sống hoàn toàn có quyền quản lý khối tài sản chung, trong đó có di sản của người để lại thừa kế và cả tài sản chính của chính người quản lý di sản là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cuộc sống và truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng, cả vợ hoặc chồng không phân biệt ai đều có quyền quản lý tài sản chung và thừa kế tài sản riêng khi chồng hoặc vợ của họ đã chết.
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Theo quy định của điều luật thì:
    - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận với nhau, phải thể hiện được quan điểm riêng của vợ, chồng đối với tài sản chung. Nguyên tắc chia đôi tài sản được khẳng định, thể hiện sự ghi nhận của pháp luật về “công sức” đóng góp, tạo lập tài sản chung của vợ, chồng là như nhau, bằng nhau, lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nhưng Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển của vợ, chồng là như nhau, mà cũng có thể quyết định chia phần nhiều hơn hoặc ít hơn cho một trong hai người khi xem xét đến công sức đóng góp thực tế, hoàn cảnh cụ thể mỗi bên (điểm a).
    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” (điểm b). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm chế độ hôn nhân và gia đình dước chế độ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của vợ và con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Trong gia đình, họ là những con người cần được ưu tiên trong việc phân chia tài sản, phù hợp với tư tưởng nhân đạo trong quan hệ gia đình và xã hội.
    - Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn phải “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” (điểm c). Tùy theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng, khi chia tài sản chung phải đảm bảo được công dụng, giá trị của tài sản, phù hợp với công việc, nghề nghiệp, phát huy được công dụng tài sản của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh. Cần tránh việc chia tài sản mà làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản, gây tổn hại lợi ích chính đáng trong sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên. Phải đảm bảo ổn định nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng để họ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống.
    - “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” (điểm d). Quy định này cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, tạo sự ổn định cuộc sống , ổn định nghề nghiệp, phù hợp với chuyên môn; bảo đảm công dụng, phát huy vai trò của tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ chồng. Nếu bên nhận tài sản bằng hiện vật lại có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch từ tài sản đã nhận.
    Việc chia tài sản chung, việc thanh toán nghĩa vụ chung liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đều do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng giữa vợ với chồng, tránh tình trạng thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ chung khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà vợ, chồng còn nghĩa vụ trong thời gian hôn nhân.
    C. KẾT LUẬN
    Trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến vấn đề quyền bình đẳng tài sản chung của vợ chồng còn nhiều vấn đề bất cập, những quy định của luật hôn nhân về vấn đề này vẫn mang tính định khung chưa cụ thể có thể nhằm trốn tránh tránh nhiệm, và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một yêu cầu trước mắt đặt ra cho nhà làm luật.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009, Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.
    2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
    3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
    4. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Bộ Tư pháp- Viện khoa học pháp lý (Đinh Mai Hương chủ biên)
    5. Chế độ tài sản chung cùa vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. TS Nguyễn Văn Cừ. NXB Tư pháp



















    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I Khái quát 2
    1, Cơ sở pháp lý căn cứ vào nguồn góc tài sản. 2
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân:. 2
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh:. 3
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :. 3
    d) - tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: . 3
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung:. 3
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.. 3
    2. khái niệm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 4
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 4
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). 5
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 5
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. 6
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng. 7
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất. 8
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 9
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân 9
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. 9
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn. 10
    C. KẾT LUẬN 11


    A. LỜI MỞ ĐẦU:
    Vợ - chồng: mối quan hệ nhân thân khăng khít là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, đặc biệt là luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân cũng có những điều luật quy định về các mối quan hệ liên quan đến tài sản, các giao dịch dân sự, giữa vợ và chồng. Trong phạm vi bài viết hôm nay, Em xin đề cập đến vấn đề “quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.”. Nghe thì thật đơn giản vì như thế sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng quyền định đoạt tài sản chung thay vì lập di chúc riêng của từng các nhân. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, vấn đề quyền bình đẳng của vợ chồng là một vấn đề khá phức tạp. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Sau đây em xin đưa ra một vài ý kiến cho vấn đề nêu trên. Liệu rằng hiện nay vợ chồng có thực sự bình đẳng? Người vợ thực sự có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.


    B. NỘI DUNG:
    I. Khái Quát:
    1, Cơ sở pháp lý, căn cứ vào nguồn góc tài sản.
    Điều 219 Bộ luật dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ 2000: Tài sản chung của vợ chồng là một thuật ngữ để chỉ định những tài sản thuộc ít nhất một trong sáu nguồn như sau:
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương ) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự (buôn bán, đầu tư kiếm lợi nhuận ). Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản chung, là thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy trong lao động của người chồng đã bao hàm cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì, nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho người kia lao động thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung một cách trọn vẹn. Đó chính là đặc trưng mang tính chất cộng đồng của cuộc sống vợ chồng.
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là thu nhập thường xuyên cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cuộc sống vật chất ổn định, lâu dài của gia đình. Dù vợ chồng làm ở những ngành nghề khác nhau; song mọi thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung. Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc tài sản và căn cứ pháp lý “ thời kỳ hôn nhân” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do yêu cầu của lao động, học tập hoặc vì lý do nào đó vợ chồng có thể sống xa nhau thì tính chất cộng đồng của hôn nhân vẫn không thay đổi. những tài sản có nguồn góc hợp pháp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng.
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : theo nghị quyết 02/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000, thu nhập hợp pháp khác là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được, hoặc tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu từ điều 239 đến điều 244 của bộ luật dân sự năm 2005.
    d)- tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: chủ sở hữu cho, tặng chung cả vợ và chồng, phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu.
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung: có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, nếu vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung thì đó sẽ là tài sản chung và phải có sự xác định bằng công chứng đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Điều 24,25 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng dù chỉ ghi tên một người trên giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài ra điều 26 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: QSĐ đất do chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế để gọi là “tài sản chung của vợ chồng” thì giấy chứng nhận QSD đất phải ghi tên của cả vợ và chồng.
    Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Căn cứ pháp luật là thoả thuận có công chứng.
    Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
    2. Khái niệm về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
    Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định trong Luật HN&GĐ Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng. Việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gi tên cả hai vợ chồng là quy định mới khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất .), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải .). Sự bình đẳng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau:
    - Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung hợp nhất (Điều 28).
    - Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95).
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình).
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1).
    Ngày 29-12-1959, luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Điều 15 luật này quy định: Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Tiếp sau đó, luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục thừa nhận nguyên tắc tài sản của vợ hoặc của chồng là tài sản chung và được sử dụng vì mục đích chung của gia đình, quy định cụ thể hơn quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung. Và đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung được quy định cụ thể, rõ ràng tại khoản 1 Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
    Như vậy, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình, là quyền kiểm soát, làm chủ, chi phối tài sản đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung. Nhưng điều đó có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản (do người kia đi công tác xa hoặc do một trong hai người cất giữ) thì cả hai bên đều có quyền định đoạt, sử dụng đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Với tư cách là đồng sở hữu tài sản chung, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
    Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng nhiều, ít, cao, thấp khác nhau, và như vậy xét về “công sức đóng góp” nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch nhiều, ít khác nhau, nhưng không phải như vậy mà có sự “chênh lệch” giữa vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung.
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
    Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “ nhu cầu của gia đình”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng “nhu cầu của gia đình” nghĩa là sự tồn tại và phát triển của gia đình, tài sản chung phải được sử dụng vào việc “nuôi sống gia đình.
    Mặt khác, để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của chính phủ cũng có quy định về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng .Theo đó, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn (giá trị tài sản được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng) của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận (đồng ý) của vợ chồng theo đúng hình thức (văn bản) mà pháp luật quy định. Vợ, chồng phải cùng ký trực tiếp vào văn bản (hợp đồng); nếu chỉ có một bên trực tiếp ký phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng màn nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, việc quy định vợ, chồng phải bàn bac, thỏa thuận trước khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dich dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng có giá trị lớn là điều cần thiết để bảm đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với vợ thì giao dich dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định được vai trò, vị trí ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng (dù chỉ có một trong hai bên định đoạt. Ví dụ, vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh, thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng. Người chồng (hoặc vợ) không được “nại” rằng giao dịch đó không có giá trị vì chưa được sự đồng ý của mình.
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”(Khoản 2 Điều 28). Đó là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Trên cơ sở chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ chung được xác định:
    - Nếu căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng và nghĩa vụ liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản thì có những nghĩa vụ chung sau: Nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ chồng cùng tiến hành, bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích gia đình, nhưng được bên kia đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
    - Nếu căn cứ vào phạm vi, nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều 27, nghĩa vụ phát sinh khi vợ chồng thực hiện hành vi tạo lập, quản lý, sử dụngvà định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vợ hoặc chồng tạo ra tài sản trong gia đình; nghĩa vụ phát sinh khi vợ hoặc chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân; nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của mình trong thời kì hôn nhân (trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong trường hợp quy định tại Điều 30).
    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng với nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cử vào sự đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con, thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập (dựa theo điểm a Khoản 2 Điều 95).
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất.
    Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu với tài sản chung và khối tài sản đó là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, việc phân chia tài sản chung không dựa trên nguồn gốc tài sản hình thành do đâu. Bởi vậy vợ chồng cũng có quyền bình đẳng với nhau trong việc phân chia khối tài sản chung đó. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung thể hiện trong hai trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chia tài sản chung do chấm dứt hôn nhân.
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
    Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc chuyển dịch một phần hay toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung sang tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi có lý do chính đáng được pháp luật thừa nhận và nó có thể thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng hoặc quyết định của Tòa án (Khoản 1). Quy định này thể hiên rõ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với quyền định đoạt tài sản chung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chia tài sản chung để mỗi bên vợ, chồng tham gia các giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiên nghĩa vụ dân sự sẽ không được pháp luật công nhận”(Khoản 2) và quy định này không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân gia đình 2000 không có chế định ly thân.
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Vợ, chồng còn “có quyền thừa kế tài sản của nhau” “Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản”(Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần sở hữu của mỗi người không được xác định rạch ròi, nên khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người còn sống hoàn toàn có quyền quản lý khối tài sản chung, trong đó có di sản của người để lại thừa kế và cả tài sản chính của chính người quản lý di sản là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cuộc sống và truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng, cả vợ hoặc chồng không phân biệt ai đều có quyền quản lý tài sản chung và thừa kế tài sản riêng khi chồng hoặc vợ của họ đã chết.
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Theo quy định của điều luật thì:
    - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận với nhau, phải thể hiện được quan điểm riêng của vợ, chồng đối với tài sản chung. Nguyên tắc chia đôi tài sản được khẳng định, thể hiện sự ghi nhận của pháp luật về “công sức” đóng góp, tạo lập tài sản chung của vợ, chồng là như nhau, bằng nhau, lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nhưng Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển của vợ, chồng là như nhau, mà cũng có thể quyết định chia phần nhiều hơn hoặc ít hơn cho một trong hai người khi xem xét đến công sức đóng góp thực tế, hoàn cảnh cụ thể mỗi bên (điểm a).
    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” (điểm b). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm chế độ hôn nhân và gia đình dước chế độ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của vợ và con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Trong gia đình, họ là những con người cần được ưu tiên trong việc phân chia tài sản, phù hợp với tư tưởng nhân đạo trong quan hệ gia đình và xã hội.
    - Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn phải “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” (điểm c). Tùy theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng, khi chia tài sản chung phải đảm bảo được công dụng, giá trị của tài sản, phù hợp với công việc, nghề nghiệp, phát huy được công dụng tài sản của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh. Cần tránh việc chia tài sản mà làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản, gây tổn hại lợi ích chính đáng trong sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên. Phải đảm bảo ổn định nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng để họ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống.
    - “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” (điểm d). Quy định này cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, tạo sự ổn định cuộc sống , ổn định nghề nghiệp, phù hợp với chuyên môn; bảo đảm công dụng, phát huy vai trò của tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ chồng. Nếu bên nhận tài sản bằng hiện vật lại có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch từ tài sản đã nhận.
    Việc chia tài sản chung, việc thanh toán nghĩa vụ chung liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đều do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng giữa vợ với chồng, tránh tình trạng thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ chung khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà vợ, chồng còn nghĩa vụ trong thời gian hôn nhân.
    C. KẾT LUẬN
    Trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến vấn đề quyền bình đẳng tài sản chung của vợ chồng còn nhiều vấn đề bất cập, những quy định của luật hôn nhân về vấn đề này vẫn mang tính định khung chưa cụ thể có thể nhằm trốn tránh tránh nhiệm, và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một yêu cầu trước mắt đặt ra cho nhà làm luật.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009, Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.
    2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
    3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
    4. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Bộ Tư pháp- Viện khoa học pháp lý (Đinh Mai Hương chủ biên)
    5. Chế độ tài sản chung cùa vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. TS Nguyễn Văn Cừ. NXB Tư pháp



















    A. LỜI MỞ ĐẦU 2
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I Khái quát 2
    1, Cơ sở pháp lý căn cứ vào nguồn góc tài sản. 2
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân:. 2
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh:. 3
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân :. 3
    d) - tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: . 3
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung:. 3
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.. 3
    2. khái niệm quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 4
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất 4
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình). 5
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất. 5
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình. 6
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng. 7
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất. 8
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 9
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân 9
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. 9
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn. 10
    C. KẾT LUẬN 11


    A. LỜI MỞ ĐẦU:
    Vợ - chồng: mối quan hệ nhân thân khăng khít là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, đặc biệt là luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân cũng có những điều luật quy định về các mối quan hệ liên quan đến tài sản, các giao dịch dân sự, giữa vợ và chồng. Trong phạm vi bài viết hôm nay, Em xin đề cập đến vấn đề “quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.”. Nghe thì thật đơn giản vì như thế sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng quyền định đoạt tài sản chung thay vì lập di chúc riêng của từng các nhân. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy, vấn đề quyền bình đẳng của vợ chồng là một vấn đề khá phức tạp. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Sau đây em xin đưa ra một vài ý kiến cho vấn đề nêu trên. Liệu rằng hiện nay vợ chồng có thực sự bình đẳng? Người vợ thực sự có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin đi vào phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.


    B. NỘI DUNG:
    I. Khái Quát:
    1, Cơ sở pháp lý, căn cứ vào nguồn góc tài sản.
    Điều 219 Bộ luật dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
    Theo quy định tại khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ 2000: Tài sản chung của vợ chồng là một thuật ngữ để chỉ định những tài sản thuộc ít nhất một trong sáu nguồn như sau:
    a)- tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân: tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương ) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự (buôn bán, đầu tư kiếm lợi nhuận ). Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản chung, là thu nhập có được trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy trong lao động của người chồng đã bao hàm cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì, nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo gia đình, bảo quản tài sản, chăm sóc con cái tạo điều kiện cho người kia lao động thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung một cách trọn vẹn. Đó chính là đặc trưng mang tính chất cộng đồng của cuộc sống vợ chồng.
    b)- thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là thu nhập thường xuyên cơ bản, chính đáng và chủ yếu của mỗi người, để đảm bảo cuộc sống vật chất ổn định, lâu dài của gia đình. Dù vợ chồng làm ở những ngành nghề khác nhau; song mọi thu nhập từ lao động, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung. Như vậy, căn cứ vào nguồn gốc tài sản và căn cứ pháp lý “ thời kỳ hôn nhân” luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do yêu cầu của lao động, học tập hoặc vì lý do nào đó vợ chồng có thể sống xa nhau thì tính chất cộng đồng của hôn nhân vẫn không thay đổi. những tài sản có nguồn góc hợp pháp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng.
    c)- những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân : theo nghị quyết 02/2000 của HĐTP TANDTC hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của luật HN&GĐ năm 2000, thu nhập hợp pháp khác là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được, hoặc tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu từ điều 239 đến điều 244 của bộ luật dân sự năm 2005.
    d)- tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung: chủ sở hữu cho, tặng chung cả vợ và chồng, phụ thuộc ý chí của chủ sở hữu.
    đ)- những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung: có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng do vợ (chồng) có được trước khi kết hôn, được tặng cho, thừa kế riêng về nguyên tắc là tài sản riêng, tuy nhiên, nếu vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung thì đó sẽ là tài sản chung và phải có sự xác định bằng công chứng đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của vợ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình. Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng quyết định về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
    e)- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Điều 24,25 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng dù chỉ ghi tên một người trên giấy chứng nhận QSD đất. Ngoài ra điều 26 Nghị định 70/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật HN&GĐ năm 2000 quy định: QSĐ đất do chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế để gọi là “tài sản chung của vợ chồng” thì giấy chứng nhận QSD đất phải ghi tên của cả vợ và chồng.
    Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Căn cứ pháp luật là thoả thuận có công chứng.
    Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. chính sự hợp nhất về tài sản chung của vợ chồng là yếu tố tạo nên sự hài hòa và bền chặt hơn trong quan hệ gia đình.
    2. Khái niệm về quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất.
    Bình đẳng là một trong những nguyên tắc chung, xuyên xuốt được quy định trong Luật HN&GĐ Việt Nam thể hiện trong việc vợ chồng có quyền cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng. Việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải gi tên cả hai vợ chồng là quy định mới khẳng định quyền bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ tài sản. Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất .), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải .). Sự bình đẳng được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, thể hiện ở hai nội dung sau:
    - Vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung hợp nhất (Điều 28).
    - Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chia tài sản chung (Điều 29, 31, 95).
    II. Phân tích quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
    1.Quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình).
    1.1, Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản chung hợp nhất: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” (Khoản 1).
    Ngày 29-12-1959, luật HN&GĐ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua. Điều 15 luật này quy định: Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Tiếp sau đó, luật HN&GĐ năm 1986 tiếp tục thừa nhận nguyên tắc tài sản của vợ hoặc của chồng là tài sản chung và được sử dụng vì mục đích chung của gia đình, quy định cụ thể hơn quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc định đoạt khối tài sản chung. Và đến khi Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời, quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung được quy định cụ thể, rõ ràng tại khoản 1 Điều 28: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
    Như vậy, quyền chiếm hữu là yếu tố đầu tiên của quyền sở hữu, là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình, là quyền kiểm soát, làm chủ, chi phối tài sản đó theo ý chí của mình. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm giữ tài sản chung. Nhưng điều đó có nghĩa cả hai bên phải là người trực tiếp nắm giữ, tài sản mà cho dù chỉ một bên nắm giữ tài sản (do người kia đi công tác xa hoặc do một trong hai người cất giữ) thì cả hai bên đều có quyền định đoạt, sử dụng đối với khối tài sản chung đó. Quyền sử dụng là “quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”, quyền định đoạt là “quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Với tư cách là đồng sở hữu tài sản chung, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.
    Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng nhiều, ít, cao, thấp khác nhau, và như vậy xét về “công sức đóng góp” nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch nhiều, ít khác nhau, nhưng không phải như vậy mà có sự “chênh lệch” giữa vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung.
    1.2. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình.
    Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Mặc dù chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể về khái niệm “ nhu cầu của gia đình”. Tuy nhiên, ta có thể hiểu rằng “nhu cầu của gia đình” nghĩa là sự tồn tại và phát triển của gia đình, tài sản chung phải được sử dụng vào việc “nuôi sống gia đình.
    Mặt khác, để đảm bảo lợi ích chung của gia đình, Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của chính phủ cũng có quy định về việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng .Theo đó, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn (giá trị tài sản được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng) của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận (đồng ý) của vợ chồng theo đúng hình thức (văn bản) mà pháp luật quy định. Vợ, chồng phải cùng ký trực tiếp vào văn bản (hợp đồng); nếu chỉ có một bên trực tiếp ký phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực. Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại khá phổ biến những tàn dư tư tưởng màn nặng định kiến trọng nam, khinh nữ, đề cao vai trò của người chồng, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, người chồng quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình, trong đó có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, việc quy định vợ, chồng phải bàn bac, thỏa thuận trước khi xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dich dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng có giá trị lớn là điều cần thiết để bảm đảm nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp người chồng không đạt được thỏa thuận với vợ thì giao dich dân sự bị coi là vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Quy định của điều luật một lần nữa khẳng định được vai trò, vị trí ngườ phụ nữ trong gia đình và xã hội, được tự do lên tiếng và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
    Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng (dù chỉ có một trong hai bên định đoạt. Ví dụ, vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh, thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng. Người chồng (hoặc vợ) không được “nại” rằng giao dịch đó không có giá trị vì chưa được sự đồng ý của mình.
    1.3. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc thực nghĩa vụ chung của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”(Khoản 2 Điều 28). Đó là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Trên cơ sở chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ chung được xác định:
    - Nếu căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ chồng và nghĩa vụ liên đới trong việc làm phát sinh các nghĩa vụ tài sản thì có những nghĩa vụ chung sau: Nghĩa vụ phát sinh có liên quan đến những công việc do hai vợ chồng cùng tiến hành, bao gồm cả các khoản nợ phát sinh trước khi kết hôn; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện công việc không vì lợi ích gia đình, nhưng được bên kia đồng ý dùng tài sản chung để thực hiện; những khoản nợ phát sinh do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
    - Nếu căn cứ vào phạm vi, nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng quy định tại Khoản 1 Điều 27, nghĩa vụ phát sinh khi vợ chồng thực hiện hành vi tạo lập, quản lý, sử dụngvà định đoạt tài sản chung là nghĩa vụ chung bao gồm: Nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vợ hoặc chồng tạo ra tài sản trong gia đình; nghĩa vụ phát sinh khi vợ hoặc chồng lao động để tạo thu nhập hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân; nghĩa vụ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của mình trong thời kì hôn nhân (trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh từ việc khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong trường hợp quy định tại Điều 30).
    Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bình đẳng với nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được “chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”. Do vậy, trong việc duy trì, phát triển khối tài sản chung không cần căn cử vào sự đóng góp của vợ, chồng. Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp lao động tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con, thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập (dựa theo điểm a Khoản 2 Điều 95).
    2. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung hợp nhất.
    Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu với tài sản chung và khối tài sản đó là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, việc phân chia tài sản chung không dựa trên nguồn gốc tài sản hình thành do đâu. Bởi vậy vợ chồng cũng có quyền bình đẳng với nhau trong việc phân chia khối tài sản chung đó. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung thể hiện trong hai trường hợp: Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chia tài sản chung do chấm dứt hôn nhân.
    2.1. Quyền bình đẳng vợ, chồng trong việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân (Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
    Chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân là việc chuyển dịch một phần hay toàn bộ tài sản trong khối tài sản chung sang tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian tồn tại quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân khi có lý do chính đáng được pháp luật thừa nhận và nó có thể thực hiện thông qua thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng hoặc quyết định của Tòa án (Khoản 1). Quy định này thể hiên rõ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với quyền định đoạt tài sản chung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chia tài sản chung để mỗi bên vợ, chồng tham gia các giao dịch dân sự hợp pháp. Tuy nhiên, “việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiên nghĩa vụ dân sự sẽ không được pháp luật công nhận”(Khoản 2) và quy định này không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Luật hôn nhân gia đình 2000 không có chế định ly thân.
    2.2. Quyền bình đẳng của vợ, chồng trong việc chia tài sản chung khi chấm dứt hôn nhân
    2.2.1 Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết gắn liền với quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
    Vợ, chồng còn “có quyền thừa kế tài sản của nhau” “Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản”(Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Do tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, phần sở hữu của mỗi người không được xác định rạch ròi, nên khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người còn sống hoàn toàn có quyền quản lý khối tài sản chung, trong đó có di sản của người để lại thừa kế và cả tài sản chính của chính người quản lý di sản là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cuộc sống và truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của nước ta, khẳng định quyền bình đẳng giữa vợ chồng, cả vợ hoặc chồng không phân biệt ai đều có quyền quản lý tài sản chung và thừa kế tài sản riêng khi chồng hoặc vợ của họ đã chết.
    2.2.2. Quyền bình đẳng của vợ chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn được cụ thể thành các nguyên tắc trong chia tài sản khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình). Theo quy định của điều luật thì:
    - Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận với nhau, phải thể hiện được quan điểm riêng của vợ, chồng đối với tài sản chung. Nguyên tắc chia đôi tài sản được khẳng định, thể hiện sự ghi nhận của pháp luật về “công sức” đóng góp, tạo lập tài sản chung của vợ, chồng là như nhau, bằng nhau, lao động trong gia đình cũng được tính là lao động có thu nhập và về nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Nhưng Tòa án chỉ quyết định chia đôi tài sản chung khi xét thấy công sức tạo lập, phát triển của vợ, chồng là như nhau, mà cũng có thể quyết định chia phần nhiều hơn hoặc ít hơn cho một trong hai người khi xem xét đến công sức đóng góp thực tế, hoàn cảnh cụ thể mỗi bên (điểm a).
    - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” (điểm b). Nguyên tắc này nhằm xóa bỏ triệt để quan niệm chế độ hôn nhân và gia đình dước chế độ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của vợ và con. Cần hiểu rằng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình phải trên cơ sở pháp luật, tránh tùy tiện. Trong gia đình, họ là những con người cần được ưu tiên trong việc phân chia tài sản, phù hợp với tư tưởng nhân đạo trong quan hệ gia đình và xã hội.
    - Việc phân chia tài sản chung khi ly hôn phải “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” (điểm c). Tùy theo khả năng, tính chất nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng, khi chia tài sản chung phải đảm bảo được công dụng, giá trị của tài sản, phù hợp với công việc, nghề nghiệp, phát huy được công dụng tài sản của vợ, chồng trong sản xuất, kinh doanh. Cần tránh việc chia tài sản mà làm mất đi công dụng, giá trị của tài sản, gây tổn hại lợi ích chính đáng trong sản xuất và nghề nghiệp của mỗi bên. Phải đảm bảo ổn định nghề nghiệp chuyên môn của vợ, chồng để họ tiếp tục lao động tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống.
    - “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch” (điểm d). Quy định này cũng là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, tạo sự ổn định cuộc sống , ổn định nghề nghiệp, phù hợp với chuyên môn; bảo đảm công dụng, phát huy vai trò của tài sản trong sản xuất kinh doanh của vợ chồng. Nếu bên nhận tài sản bằng hiện vật lại có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch từ tài sản đã nhận.
    Việc chia tài sản chung, việc thanh toán nghĩa vụ chung liên quan tới tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đều do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này nhằm tạo ra sự công bằng giữa vợ với chồng, tránh tình trạng thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ chung khi ly hôn, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba mà vợ, chồng còn nghĩa vụ trong thời gian hôn nhân.
    C. KẾT LUẬN
    Trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến vấn đề quyền bình đẳng tài sản chung của vợ chồng còn nhiều vấn đề bất cập, những quy định của luật hôn nhân về vấn đề này vẫn mang tính định khung chưa cụ thể có thể nhằm trốn tránh tránh nhiệm, và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một yêu cầu trước mắt đặt ra cho nhà làm luật.
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, 2009, Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.
    2. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
    3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
    4. Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Bộ Tư pháp- Viện khoa học pháp lý (Đinh Mai Hương chủ biên)
    5. Chế độ tài sản chung cùa vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. TS Nguyễn Văn Cừ. NXB Tư pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...