Tiểu Luận Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam.


    I.Hôn nhân đồng tính là gì?

    Hiện nay,Việt Nam đang gặp vấn đề chung của toàn thế giới đó là việc giải quyết về mối quan hệ giữa những người thuộc giới tính thứ 3.
    Ở phương Tây hiện đại, theo nhiều ước tính, 1% đến 3% dân số phương Tây là đồng tính, 2% đến 10% từng trải nghiệm vài dạng tình dục đồng giới trong cuộc đời. Tại Trung Quốc, một ước tính cho biết có khoảng 2,25 triệu đồng tính nam, chiếm khoảng 0,17% dân số. Trong một nghiên cứu 2006 ở Úc, có 20% số người trả lời từng có cảm giác về tình dục đồng giới, nhưng chỉ có 2% tự nhận là đồng tính (tức là có cảm giác yêu đương với người đồng giới) Tại Việt Nam, nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính có khoảng 50-125 ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số.[1] Đối với những nhà nghiên cứu, việc xác định tỷ lệ người đồng tính và tỉ lệ người từng trải nghiệm tình dục đồng giới một cách đáng tin cậy là điều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau, cũng như không rõ tỷ lệ này có khác nhau ở các nhóm dân tộc riêng biệt hay không. Tuy đây không phải là con số thực sự lớn, nhưng gần đây gây rất nhiều chú ý của xã hội bởi những cặp đôi đồng tính quyết định đi đến hôn nhân (hàng loạt các bộ ảnh cưới, video cưới của họ được tung lên các trang face, youtobe, .).[1][2]

    Cụm từ “đồng tính” không còn xa lạ. Ở nhiều nước trên thế giới, người đồng tính được coi là người thuộc giới tính thứ 3 và họ được xác nhận giới tính, họ có thể kết hôn, quan hệ hôn nhân của họ được pháp luật bảo vệ như mọi công dân bình thường khác. Tuy nhiên, với quan niệm truyền thống và quy định pháp luật của nước ta hiện nay, chuyện “đồng tính” vẫn được liệt vào danh sách những vấn đề “nhạy cảm”. Theo Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"; và Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 còn quy định "nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính".[2] Do đó, khi những cặp đồng tính tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật.

    Tuy nhiên đám cưới đồng tính nam đầu tiên được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh tại một khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều người dân phản đối. Tiếp theo, ngày 7-3-1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6-1998. Song sau đó, những đám cưới đồng tính vẫn liên tục được tổ chức. Năm 2007, Đinh Công Khanh và Nguyễn Thái Nguyên cũng tổ chức lễ cưới tại Canada, nơi mà hôn nhân đồng tính được công nhận từ năm 2005. Tháng 12-2010, tại Hà Nội, đám cưới giữa chú rể Quang Minh (tên thật Ngô Diễm Huyền), 19 tuổi và cô dâu là Thùy Linh (19 tuổi) hiện là sinh viên cũng gây xôn xao dư luận. Ngày 4-6-2011 vừa qua, tại tòa nhà sự kiện Fornever đường Nguyễn Thông, TP HCM, một đám cưới được tổ chức sang trọng giữa hai nhân vật có nickname Nell và Pin. Chuyện các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới tạo nên những luồng dư luận trái chiều, bên cạnh những cá nhân bày tỏ sự ủng hộ cũng rất nhiều ý kiến phản đối.[18][19] Nhiều người cho rằng chuyện kết hôn giữa những người đồng giới là không thể chấp nhận, việc tổ chức đám cưới chỉ mang tính hình thức nên vô nghĩa

    Hôn nhân đồng tính là gì?

    Đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
    Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
    Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm,xã hội hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng kí kết hôn.
    Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người đàn bà được gọi là vợ.
    Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội. [3]

    2. Việt Nam ủng hộ hôn nhân đồng tính đến đâu?
    Hội thảo “Quan điểm của xã hội Việt Nam về đồng tính và hôn nhân cùng giới” do Viện nghiên cứu iSEE tổ chức ngày 13/12/2013 tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Thu Nam thuộc iSEE, 77% người được hỏi ở 4 tỉnh, thành phố(phỏng vấn định lượng 854 người và phỏng vấn sâu 31 người ở 4 địa bàn là thành phố Hà Nội,Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và An Giang) ủng hộ việc pháp luật cần thừa nhận và bảo vệ người đồng tính nói chung, tán đồng việc người đồng tính có quyền thỏa mãn nhu cầu tình cảm và cho rằng điều này không ảnh hưởng đến xung quanh. Nghiên cứu "Thái độ xã hội với người đồng tính" thực hiện năm 2010-2011 , cho thấy hiểu biết của xã hội về đồng tính còn rất hạn chế. Gần 90% người đang hiểu sai ít hoặc nhiều về người đồng tính và kỳ thị họ. Trên 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là quyền chung sống và nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến ủng hộ cho phép người đồng tính kết hôn.
    Một phụ nữ 33 tuổi ở Hà Nội bày tỏ: "Nói thật là em phản đối dù họ cũng là con người, thích kết hôn . Kết hôn đồng tính cũng không đi đến đâu, không giải quyết được về con cái. Người ta kết hôn chỉ là để kết hôn, để giải quyết nhu cầu thể xác thôi".Một người được hỏi khác cũng nói: "Con người ta sống trong xã hội muốn ổn định phải thích nghi thì người đồng tính cũng phải thích nghi chứ. Anh thích nghi theo tình cảm riêng của anh, ngược lại anh cũng phải hy sinh cho xã hội. Đây không phải là sự kỳ thị, không hề, mà là sự vận động trên cơ sở hiểu biết để phù hợp thôi".[4]
    Sở dĩ số đông người ủng hộ các quyền cơ bản của người đồng tính đều xuất phát từ sự ủng hộ của xã hội Việt Nam đối với quyền con người nói chung. Chỉ khi đi sâu vào quyền kết hôn hiện còn là đặc quyền của người dị tính mới cho thấy xã hội vẫn đang sử dụng một thước đo duy nhất cho sự đa dạng của mình là chủ nghĩa độc tôn dị tính.Ở đây, chủ nghĩa "độc tôn dị tính" được hiểu là một hệ thống tư tưởng chỉ chấp nhận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...