Luận Văn Hôn nhân của Dân tộc Mường ở Phú Thọ

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hôn nhân của Dân tộc Mường ở Phú Thọ


    DẪN LUẬN​


    1. Lý do chọn đề tài:

    Trong bức tranh các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc với bản sắc văn hoá đặc thù đã tạo nên những sợi chỉ đầy màu sắc dệt nên những gam màu rất riêng trong một chỉnh thể hài hoà và thống nhất. Bên cạnh tộc người chủ thể là người Việt, người Mường chiếm một khoảng dân số khá đông (1 137 515 người) cư trú tập trung ở các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Ninh Bình và một số Tỉnh Tây nguyên. Văn hóa Việt và văn hóa Mường có sự tương đồng nhất định trên một số số phương diện như gia đình, hôn nhân, các nghi lễ đời người. Trong đó, hôn nhân của người Mường là một trong những nét văn hoá độc đáo của người Mường nói chung và người Mường ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Hôn nhân của người Mường là sự dung hoà tinh tế giữa cái truyền thống nghi thức và cái hiện tại giản đơn.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

    Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Mường trên một số khía cạnh nhất định. Có thể kể đến như: luận án Gia đình và hôn nhân của dân tộc mường ở tỉnh phú thọ của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh. Người mường của J. Cuisiner, Góp phần tìm hiểu mối quan hệ việt mường của tác giả Nguyễn Dương Bình,

    3. Mục tiêu nghiên cứu:

    Đề tài đưa ra một số dẫn chứng để thấy được đặc trưng trong văn hoá hôn nhân của người Mường tỉnh Phú Thọ. Từ đó, chúng tôi rút ra một số nét tương quan trong văn hoá hôn nhân giữa người Mường và người Việt.

    4. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng: dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ

    Thời gian: từ lúc dân tộc Mường đến vùng đất Phú Thọ cho tới nay

    5. Phương pháp nghiên cứu:

    Trong quá trình thực hiện tiểu luận, chúng tôi sử dụng một số biện pháp sau:

    Phương pháp phân tích, tổng hợp

    Phương pháp so sánh

    6. Đóng góp của tiểu luận:

    Bài tiểu luận này sẽ cung cấp cho độc giả bức tranh chung nhất về dân tộc Mường ở Phú Thọ nói chung và bản sắc trong hôn nhân của họ nói riêng. Từ đó chúng ta có cái nhìn đối chiếu với hôn nhân trong văn hoá Việt để thấy được sự tương đồng và dị biệt

    7. Bố cục:

    Ngoài phần dẫn luận và kết luận, bài tiểu luận được chia thành ba chương như sau:

    Chương 1: Đôi nét về người Mường ở tỉnh Phú Thọ

    Chương 2: Hôn nhân

    Chương 3: Một số biến đổi trong hôn nhân hiện nay ở người Mường Phú Thọ và mối quan hệ Việt – Mường biểu hiện qua hôn nhân


    Tp. HCM, tháng 04 năm 2010

    Trường Đại Học Mở TPHCM

    Khoa Đông Nam Á Học

    Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Đặng Thị Quốc Anh Đào

    Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Út​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...