Tiểu Luận Hội nhập WTO của Việt Nam dưới góc độ của Quy luật Lượng đổi - chất đổi

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Đây là nội dung quan trọng của quy luật sự chuyển hóa về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại – một trong những vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật - triết học Mác.

    Quá trình hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại trên bình diện toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng và trở thành xu hướng tất yếu của thế giới đương đại. Quá trình này mà đặc biệt hơn là quá trình hội nhập WTO chính là biểu hiện rõ nét trong việc vận dụng Quy luật “những sự chuyển hóa về lượng dẫn đến những thay đổi về chất” của Đảng và nhà nước ta trong thời gian qua.

    Với những kiến thức nghiên cứu được, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên và nhà trường, trong bài viết này, tôi xin tập trung nghiên cứu những vấn đề xung quanh Quy luật lượng đổi – chất đổi và sự vận dụng Quy luật này trong quá trình nước ta hội nhập WTO.

    Đề tài có tên gọi: “HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI- CHẤT ĐỔI”.

    Đây là một đề tài có tính lý luận và thực tiễn cao, đòi hỏi khả năng nắm bắt sâu sắc về những quan điểm của triết học Mác - Lê Nin cũng như những kiến thức, tư liệu về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và quá trình hội nhập WTO nói riêng của nước ta. Vì thế, với khả năng có hạn cùng những hạn chế nhất định về quỹ thời gian và điều kiện học tập, đề tài không sao tránh khỏi những nhược điểm, thiếu sót. Người viết kính mong được sự chân thành góp ý, bổ sung từ phía người đọc.

    Đề tài gồm 3 phần :

    Phần thứ nhất :Những lý luận chung về quy luật lượng đổi–chất đổi

    Phần thứ hai :Quá trình hội nhập WTO của nước ta nhìn từ quy luật lượng đổi–chất đổi

    Phần thứ ba :Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...