Luận Văn Hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG
    NĂM – NĂM 2012


    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

    Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam đến năm 2010. 55
    Bảng 2.2: Chỉ số phát triển tài chính năm 2010 của một số nước. 57
    Bảng 2.3: Chi tiết tiêu chí đánh giá của Việt Nam năm 2010. . 57
    Bảng 2.4: Lợi nhuận sau thuế của các NHTM 2008 -2010 58
    Bảng 2.5: Bảng so sánh lĩnh vực ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 59
    Bảng 2.6: Qui mô chi nhánh, phòng giao dịch của một số ngân hàng 2007- 2010 . 64
    Bảng 2.7: Vốn huy động năm 2008 - 2010. . 67
    Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng năm 2008 - 2010. . 69
    Bảng 2.9: Số ATM và POS/triệu dân ở một số nước đến năm 2010 . 72
    Bảng 2.10: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực
    đến năm 2010 . 75
    Bảng 2.11: Phần mềm hệ thống các NHTM Việt Nam áp dụng đến năm 2010 76
    Bảng 2.12: Hoạt động mua bán cổ phần cho các đối tác chiến lược đến năm 2010 83
    Bảng 2.13: Biên độ tỷ giá liên ngân hàng theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ
    đến năm 2010 . 103
    Bảng 2.14: Số liệu các khoản cho vay của IMF giai đoạn 1993 – 2004 . 118
    Bảng 2.15: Số liệu phân bổ SDR của IMF cho Việt Nam. 119
    Bảng 2.16: Danh sách các nước và các khu vực mà Việt Nam có quan hệ hợp tác 121
    Bảng 2.17: Số lượng ngân hàng đại lý một số NHTM VN đến năm 2010 126
    Bảng 2.18: Đánh giá trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH trong nước so với ngân
    hàng nước ngoài . 133
    Bảng 2.19: Ảnh hưởng của công nghệ NH đến việc chọn DVNH 134
    Bảng 2.20 : Ý định chuyển sang gửi tiền tại NHNNg 136
    Bảng 2.21 : Ý định chuyển sang vay tiền tại NHNNg . 136
    Bảng 3.1: Bộ tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu áp dụng cho các NHTM theo Basel 3
    . 165
    Bảng 3.2 : Đánh giá về mạng lưới chi nhánh của NHTM trong nước so với ngân hàng
    nước ngoài 170
    Bảng 3.3: Tầm quan trọng của thương hiệu NH đến việc sử dụng DVNH . 171
    BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1: So sánh ROA của ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực . 59
    Biểu đồ 2.2: So sánh ROE của ngân hàng Việt Nam với các nước trong khu vực 60
    Biểu đồ 2.3: Huy động vốn của các TCTD năm 2008 - 2010 68
    Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn của các TCTD năm 2010 68
    Biểu đồ 2.5: Hoạt động tín dụng của các TCTD năm 2008 - 2010 69
    Biểu đồ 2.6: Cơ cấu hoạt động tín dụng của các TCTD năm 2010 . 70
    Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đến năm
    2010 71
    Biểu đồ 2.8: Số lượng các tài khoản cá nhân đến năm 2010 . 71

    MỤC LỤC




    Lời cam đoan
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục tiếng nước ngoài
    Danh mục bảng và biểu đồ
    Mục lục
    Mở đầu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 1
    1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường . 1
    1.1.1 Khái niệm NHTM 1
    1.1.2 Mô hình hoạt động của NHTM . 2
    1.1.3 Chức năng của NHTM . 3
    1.1.3.1 Chức năng thủ quỹ 3
    1.1.3.2 Chức năng trung gian tín dụng . 3
    1.1.3.3 Chức năng trung gian thanh toán 4
    1.1.4 Các loại dịch vụ NHTM trong nền kinh tế thị trường . 5
    1.1.4.1 Căn cứ vào sự phát triển hoạt động ngân hàng . 5
    1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ hoạt động ngân hàng . 10
    1.1.5 Tính đặc thù của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
    và bối cảnh hội nhập 11
    1.2 Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 14
    1.2.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 14
    1.2.2 Tác động tích cực và sự cần thiết hội nhập quốc tế về NHTM . 17
    1.2.3 Sức ép của hội nhập quốc tế về ngân hàng đối với các NHTM . 19
    1.2.4 Điều kiện để thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng thương mại . 20
    1.2.4.1 Điều kiện về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại . 20
    1.2.4.2 Điều kiện về năng lực quản trị của ngân hàng thương mại 22
    1.2.4.3 Điều kiện về sản phẩm dịch vụ NHTM 23
    1.2.4.4 Điều kiện về chất lượng nguồn nhân lực 24
    1.2.4.5 Điều kiện về thương hiệu 26
    1.2.4.6 Điều kiện về hệ thống mạng lưới NHTM . 26
    1.2.4.7 Điều kiện về trình độ công nghệ ngân hàng . 27
    1.2.4.8 Điều kiện pháp l ý 28
    1.3 Các l ý thuyết tranh luận về tự do hóa tài chính để hội nhập quốc tế
    trong lĩnh vực ngân hàng 30
    1.4 Các nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 35
    1.4.1 Thực hiện tự do hoá tài chính trong lĩnh lực ngân hàng 36
    1.4.1.1 Tự do hoá lãi suất . 36
    1.4.1.2 Tự do hoá cơ chế tín dụng 38
    1.4.1.3 Tự do hoá tỷ giá hối đoái 40
    1.4.1.4 Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế 41
    1.4.2 Thực hiện mở cửa quan hệ của hệ thống ngân hàng trong nước với
    khu vực và thế giới 42
    1.5 Bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế của NH ở các nước 43
    1.5.1 Các bước hội nhập quốc tế về ngân hàng ở các nước . 43
    1.5.2 Kinh nghiệm hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước trên thế
    giới . 44
    1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một
    số nước trên thế giới cho Việt Nam 47
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 52
    2.1 Khái quát về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 52
    2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập quốc tế của NHTM Việt Nam 53
    2.3 Thực trạng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập . 54
    2.3.1 Thực trạng các đặc điểm cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trước thềm hội nhập 54
    2.3.1.1 Năng lực tài chính . 54
    2.3.1.2 Năng lực quản lý . 57
    2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm dịch vụ . 60
    2.3.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực . 61
    2.3.1.5 Thương hiệu 63
    2.3.1.6 Hệ thống mạng lưới 64
    2.3.1.7 Trình độ công nghệ . 65
    2.3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 66
    2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn . 66
    2.3.2.2 Hoạt động tín dụng 68
    2.3.2.3 Hoạt động thanh toán 70
    2.3.2.4 Hoạt động ngoại hối 72
    2.3.3 Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh và hoạt động của NHTM 73
    2.3.3.1 Những kết quả đạt được 73
    2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại . 73
    2.3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và khó khăn tồn tại 76
    2.3.4 Vị thế của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 81
    2.3.4.1 Điểm mạnh 81
    2.3.4.2 Điểm yếu . 84
    2.4 Thực hiện những hiệp định cam kết mở cửa về lĩnh vực ngân hàng trong
    tiến trình hội nhập . 86
    2.4.1 Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ các nước
    ASEAN (AFTA) 87
    2.4.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) . 87
    2.4.3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) . 89
    2.5 Thực trạng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 92
    2.5.1 Thực trạng quá trình tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua 92
    2.5.1.1 Quá trình tự do hoá lãi suất . 92
    2.5.1.2 Quá trình tự do hoá chính sách tỷ giá . 100
    2.5.1.3 Quá trình tự do hoá chính sách quản lý ngoại hối 105
    2.5.1.4 Quá trình tự do hoá cơ chế tín dụng 112
    2.5.2 Thực trạng về vấn đề quan hệ, mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt
    Nam với khu vực và thế giới . 117
    2.5.2.1 Thực trạng vấn đề quan hệ với cộng đồng tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới 117
    2.5.2.2 Thực trạng về vấn đề vươn tầm của NHTM Việt Nam ra khu vực và thế giới 126
    2.5.2.3 Thực trạng vấn đề thực hiện các hiệp định mở cửa cam kết trong lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập . 128
    2.6 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong vấn đề hội nhập quốc tế về ngân hàng tại Việt Nam . 131
    2.6.1 Thuận lợi . 131
    2.6.2 Khó khăn 132
    2.6.3 Cơ hội . 136
    2.6.4 Thách thức 139
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 142


    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 143
    3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập
    quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 143
    3.1.1 Quan điểm . 143
    3.1.2 Mục tiêu . 143
    3.1.3 Định hướng 144
    3.2 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 . 145
    3.3 Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 . 146
    3.3.1 Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 . 146
    3.3.2 Định hướng khu vực ngân hàng đến năm 2020 147
    3.4 Những nguyên tắc hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 148
    3.4.1 Đảm bảo thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết 148
    3.4.2 Tôn trọng các nguyên tắc trong quá trình hội nhập về ngân hàng . 149
    3.5 Các nhóm giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng ở Việt Nam đến năm 2020 . 150
    3.5.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân
    hàng nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về ngân hàng ở VN . 150
    3.5.1.1 Giải pháp cho quá trình tự do hoá lãi suất 150
    3.5.1.2 Giải pháp cho quá trình tự do hoá tỷ giá . 155
    3.5.1.3 Giải pháp cho quá trình tự do hoá cơ chế quản lý ngoại hối 157
    3.5.1.4 Giải pháp cho quá trình tự do hóa cơ chế tín dụng 160
    3.5.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập nhanh và hiệu quả 161
    3.5.2.1 Tạo ra sự đồng nhất về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong
    nước với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế . 161
    3.5.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và cơ cấu lại nguồn vốn của các NHTM nhằm hướng đến an toàn vốn theo Basel 3 . 164
    3.5.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị NHTM . 166
    3.5.2.4 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng . 166
    3.5.2.5 Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch . 169
    3.5.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 170
    3.5.2.7 Phát triển thương hiệu ngân hàng. 171
    3.5.2.8 Nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ 172
    3.5.2.9 Tăng cường liên minh liên kết 175
    3.5.2.10 Xây dựng các tập đoàn tài chính, ngân hàng cấp khu vực và thế giới. 177
    3.6 Kiến nghị từ các cơ quan quản l ý Nhà nước . 178
    3.6.1 Nâng cao vị thế độc lập và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước . 178
    3.6.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng . 179
    3.6.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng . 180
    3.6.4 Xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới 184
    3.6.5 Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế 184
    3.6.6 Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai
    đoạn mới . 184
    3.6.7 Cải cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đáp ứng yêu cầu hội nhập . 186
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 188
    KẾT LUẬN . 189



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu và đặt vấn đề
    Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (năm 1995), tham gia khu vực mậu dịch tự do Châu Á (AFTA) và ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ là những cột mốc quan trọng, đánh dấu quá trình mở cửa của Việt Nam.
    Do ngân hàng là một trong những ngành cung ứng các dịch vụ quan trọng, nhạy cảm, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến trình hội nhập đòi hỏi phải giải quyết khẩn trương nhiều vấn đề cần thiết liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
    Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua có nhiều đề tài đề cập chung quanh nội dung có liên quan đến NHTM trong bối cảnh hội nhập:
    + TS. Vũ Thị Liên: “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, phân tích kinh nghiệm quốc tế (đề tài lựa chọn trường hợp của Trung Quốc – nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam), đề tài rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng của Ngân hang Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, đề tài rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Việt Nam, đề tài rút ra kết luận
    là hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước.
    + Lê Đình Hạc: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều hiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án góp phần cũng cố hoàn thiện những lý luận về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh các hoạt động đó trong phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Lâm Thị Hồng Hoa: “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án nghiên cứu các nội dung sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết của việc phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam với bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hội nhập kinh tế quốc tế; phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống
    ngân hàng Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc cải tổ thể chế và hoạt động của hệ thống ngân hàng

    Hội nhập quốc tế về ngân hàng mang lại lợi ích là rất lớn nhưng cũng chứa đựng những rủi ro đáng kể. Nếu không có những nhận thức đúng đắn về vần đề này thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân hàng của đất nước; và trên thực tế vấn đề này được đưa ra bàn cãi, tranh luận nhiều nhưng thực sự chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách thấu đáo để giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và rất khẩn trương nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn cụ thể và hệ thống để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao tôi chọn đề tài: “HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN
    NĂM 2020” để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...