Thạc Sĩ Hội nhập Quốc tế của ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Bìa 1
    Bìa 2
    Lời cam đoan
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục tiếng nước ngoài
    Danh mục bảng và biểu đồ
    Mục lục
    Mở đầu
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH
    VỰC NGÂN HÀNG 1
    1.1 Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị
    trường . 1
    1.1.1 Khái niệm NHTM 1
    1.1.2 Mô hình hoạt động của NHTM . 2
    1.1.3 Chức năng của NHTM . 3
    1.1.3.1 Chức năng thủ quỹ 3
    1.1.3.2 Chức năng trung gian tín dụng . 3
    1.1.3.3 Chức năng trung gian thanh toán 4
    1.1.4 Các loại dịch vụ NHTM trong nền kinh tế thị trường . 5
    1.1.4.1 Căn cứ vào sự phát triển hoạt động ngân hàng . 5
    1.1.4.2 Căn cứ vào nghiệp vụ hoạt động ngân hàng . 10
    1.1.5 Tính đặc thù của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
    và bối cảnh hội nhập 11
    1.2 Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 14
    1.2.1 Khái niệm về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng . 14
    1.2.2 Tác động tích cực và sự cần thiết hội nhập quốc tế về NHTM . 17
    1.2.3 Sức ép của hội nhập quốc tế về ngân hàng đối với các NHTM . 19
    1.2.4 Điều kiện để thực hiện hội nhập quốc tế về ngân hàng thương mại . 20
    1.2.4.1 Điều kiện về năng lực tài chính của ngân hàng thương mại . 20
    1.2.4.2 Điều kiện về năng lực quản trị của ngân hàng thương mại 22
    1.2.4.3 Điều kiện về sản phẩm dịch vụ NHTM 23
    1.2.4.4 Điều kiện về chất lượng nguồn nhân lực 24
    1.2.4.5 Điều kiện về thương hiệu 26
    1.2.4.6 Điều kiện về hệ thống mạng lưới NHTM . 26
    1.2.4.7 Điều kiện về trình độ công nghệ ngân hàng . 27
    1.2.4.8 Điều kiện pháp l ý 28
    1.3 Các l ý thuyết tranh luận về tự do hóa tài chính để hội nhập quốc tế
    trong lĩnh vực ngân hàng 30
    1.4 Các nội dung cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 35
    1.4.1 Thực hiện tự do hoá tài chính trong lĩnh lực ngân hàng 36
    1.4.1.1 Tự do hoá lãi suất . 36
    1.4.1.2 Tự do hoá cơ chế tín dụng 38
    1.4.1.3 Tự do hoá tỷ giá hối đoái 40
    1.4.1.4 Tự do hoá quản lý ngoại hối và các luồng vốn quốc tế 41
    1.4.2 Thực hiện mở cửa quan hệ của hệ thống ngân hàng trong nước với
    khu vực và thế giới 42
    1.5 Bài học kinh nghiệm về hội nhập quốc tế của NH ở các nước 43
    1.5.1 Các bước hội nhập quốc tế về ngân hàng ở các nước . 43
    1.5.2 Kinh nghiệm hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một số nước trên thế
    giới . 44
    1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hội nhập quốc tế về ngân hàng ở một
    số nước trên thế giới cho Việt Nam 47
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 51
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 52
    2.1 Khái quát về hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 52
    2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập quốc tế của NHTM Việt Nam 53
    2.3 Thực trạng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội
    nhập . 54
    2.3.1 Thực trạng các đặc điểm cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM
    Việt Nam trước thềm hội nhập 54
    2.3.1.1 Năng lực tài chính . 54
    2.3.1.2 Năng lực quản lý . 57
    2.3.1.3 Chất lượng sản phẩm dịch vụ . 60
    2.3.1.4 Chất lượng nguồn nhân lực . 61
    2.3.1.5 Thương hiệu 63
    2.3.1.6 Hệ thống mạng lưới 64
    2.3.1.7 Trình độ công nghệ . 65
    2.3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 66
    2.3.2.1 Hoạt động huy động vốn . 66
    2.3.2.2 Hoạt động tín dụng 68
    2.3.2.3 Hoạt động thanh toán 70
    2.3.2.4 Hoạt động ngoại hối 72
    2.3.3 Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh và hoạt động của NHTM 73
    2.3.3.1 Những kết quả đạt được 73
    2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại . 73
    2.3.3.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và khó khăn tồn
    tại 76
    2.3.4 Vị thế của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế 81
    2.3.4.1 Điểm mạnh 81
    2.3.4.2 Điểm yếu . 84
    2.4 Thực hiện những hiệp định cam kết mở cửa về lĩnh vực ngân hàng trong
    tiến trình hội nhập . 86
    2.4.1 Hiệp định khung về hợp tác và thương mại dịch vụ các nước
    ASEAN (AFTA) 87
    2.4.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) . 87
    2.4.3 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và tổ chức thương
    mại thế giới (WTO) . 89

    2.5 Thực trạng hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
    Nam hiện nay 92
    2.5.1 Thực trạng quá trình tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng ở
    Việt Nam thời gian qua . 92
    2.5.1.1 Quá trình tự do hoá lãi suất . 92
    2.5.1.2 Quá trình tự do hoá chính sách tỷ giá . 100
    2.5.1.3 Quá trình tự do hoá chính sách quản lý ngoại hối 105
    2.5.1.4 Quá trình tự do hoá cơ chế tín dụng 112
    2.5.2 Thực trạng về vấn đề quan hệ, mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt
    Nam với khu vực và thế giới . 117
    2.5.2.1 Thực trạng vấn đề quan hệ với cộng đồng tài chính - tiền tệ
    khu vực và thế giới 117
    2.5.2.2 Thực trạng về vấn đề vươn tầm của NHTM Việt Nam ra
    khu vực và thế giới 126
    2.5.2.3 Thực trạng vấn đề thực hiện các hiệp định mở cửa cam kết
    trong lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập . 128
    2.6 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong vấn đề hội nhập quốc tế về
    ngân hàng tại Việt Nam 131
    2.6.1 Thuận lợi . 131
    2.6.2 Khó khăn 132
    2.6.3 Cơ hội . 136
    2.6.4 Thách thức 139
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 142
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 143
    3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập
    quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng 143
    3.1.1 Quan điểm . 143
    3.1.2 Mục tiêu . 143
    3.1.3 Định hướng 144
    3.2 Tầm nhìn và mục tiêu phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 . 145
    3.3 Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020 . 146
    3.3.1 Những nhân tố chi phối xu hướng phát triển khu vực ngân hàng đến
    năm 2020 . 146
    3.3.2 Định hướng khu vực ngân hàng đến năm 2020 147
    3.4 Những nguyên tắc hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam . 148
    3.4.1 Đảm bảo thực hiện đúng theo lộ trình đã cam kết 148
    3.4.2 Tôn trọng các nguyên tắc trong quá trình hội nhập về ngân hàng . 149
    3.5 Các nhóm giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng ở Việt
    Nam đến năm 2020 150
    3.5.1 Nhóm giải pháp vĩ mô về tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân
    hàng nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế về ngân hàng ở VN . 150
    3.5.1.1 Giải pháp cho quá trình tự do hoá lãi suất 150
    3.5.1.2 Giải pháp cho quá trình tự do hoá tỷ giá . 155
    3.5.1.3 Giải pháp cho quá trình tự do hoá cơ chế quản lý ngoại hối 157
    3.5.1.4 Giải pháp cho quá trình tự do hóa cơ chế tín dụng 160
    3.5.2 Nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy ngân hàng thương mại Việt
    Nam hội nhập nhanh và hiệu quả . 161
    3.5.2.1 Tạo ra sự đồng nhất về sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong
    nước với các ngân hàng khác trên thị trường quốc tế . 161
    3.5.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và cơ cấu lại nguồn vốn của
    các NHTM nhằm hướng đến an toàn vốn theo Basel 3 . 164
    3.5.2.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực
    quản trị NHTM . 166
    3.5.2.4 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
    ngân hàng . 166
    3.5.2.5 Phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch . 169
    3.5.2.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 170
    3.5.2.7 Phát triển thương hiệu ngân hàng. 171
    3.5.2.8 Nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ 172
    3.5.2.9 Tăng cường liên minh liên kết 175
    3.5.2.10 Xây dựng các tập đoàn tài chính, ngân hàng cấp khu vực
    và thế giới. 177
    3.6 Kiến nghị từ các cơ quan quản l ý Nhà nước . 178
    3.6.1 Nâng cao vị thế độc lập và cơ cấu lại tổ chức bộ máy của
    Ngân hàng Nhà nước . 178
    3.6.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng . 179
    3.6.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động
    ngân hàng . 180
    3.6.4 Xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới 184
    3.6.5 Cải cách hệ thống kế toán ngân hàng theo các chuẩn mực kế
    toán quốc tế 184
    3.6.6 Đẩy mạnh thông tin tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống
    ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và phát triển bền vững trong giai
    đoạn mới . 184
    3.6.7 Cải cách điều hành chính sách tiền tệ của NHNN để đáp ứng
    yêu cầu hội nhập . 186
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 188
    KẾT LUẬN . 189
    Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của tác giả đã
    công bố
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do nghiên cứu và đặt vấn đề
    Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), gia
    nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (năm 1995), tham gia khu vực mậu dịch tự do
    Châu Á (AFTA) và ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ là những cột mốc quan trọng,
    đánh dấu quá trình mở cửa của Việt Nam.
    Do ngân hàng là một trong những ngành cung ứng các dịch vụ quan trọng, nhạy
    cảm, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự thành công của tiến
    trình hội nhập đòi hỏi phải giải quyết khẩn trương nhiều vấn đề cần thiết liên quan đến
    hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.
    Trong mối quan hệ và tầm quan trọng đó, thời gian qua có nhiều đề tài đề cập
    chung quanh nội dung có liên quan đến NHTM trong bối cảnh hội nhập:
    + TS. Vũ Thị Liên: “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ thống ngân hàng Việt
    Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
    nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, đề tài nghiên cứu
    khoa học cấp bộ. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của công cuộc cải cách hệ thống
    ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh
    tế quốc tế. Đồng thời, phân tích kinh nghiệm quốc tế (đề tài lựa chọn trường hợp của
    Trung Quốc – nước có hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam), đề tài rút ra bài học kinh
    nghiệm đối với Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng của Ngân hang Nhà
    nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, đề tài rút ra những kết quả đạt được và
    những hạn chế của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở phân
    tích thực trạng của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Việt Nam, đề tài rút ra kết luận
    là hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những vận hội to lớn cho sự phát triển
    của mình, song những thách thức và yếu kém trên có thể làm cho hệ thống Ngân hàng
    Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nếu không có những cải cách thích hợp và đồng bộ. Đề
    tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cải cách hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra hệ
    thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm đổi mới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các
    Ngân hàng thương mại, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập
    kinh tế quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng trong sự nghiệp
    đổi mới chung của đất nước.
    + Lê Đình Hạc: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
    mại Việt Nam trong điều hiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án
    góp phần cũng cố hoàn thiện những lý luận về hoạt động của NHTM trong nền kinh tế
    thị trường, sự cạnh tranh trong kinh doanh các hoạt động đó trong phạm vi quốc gia
    cũng như toàn cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    + Lâm Thị Hồng Hoa: “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam
    trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án nghiên cứu các
    nội dung sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận sự cần thiết của việc phát triển hệ
    thống ngân hàng Việt Nam với bối cảnh nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập kinh
    tế quốc tế. Thứ hai, nhận biết rõ những yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng
    Việt Nam cũng như phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ
    thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hội
    nhập kinh tế quốc tế; phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống
    ngân hàng Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc cải tổ thể chế và hoạt động
    của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ ba, xác định rõ phương hướng phát triển của hệ
    thống ngân hàng trong thời gian tới và giải pháp để thực hiện phương hướng đã được
    vạch ra.
    + Trịnh Quốc Trung: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của
    các ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010”, luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án đã
    tập trung nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
    thương mại Việt Nam. Tuy nhiên trong công trình này tác giả chỉ tập trung vào các ngân
    hàng thương mại, không đặt vấn đề về những động thái chính sách của Ngân hàng Nhà
    nước tác động đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
    tế quốc tế.
    + Trầm Xuân Hương: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của các ngân
    hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sĩ
    kinh tế. Luận án chỉ tập trung đánh giá và đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả về
    hoạt động tín dụng.
    Tuy nhiên, các đề tài trên đây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế chỉ dừng lại
    ở việc nghiên cứu năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) của ngân hàng thương mại,
    chưa đề cập hoặc đề cập rất ít, không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh
    vực ngân hàng. Tác giả cho rằng để hội nhập quốc tế, ngoài vấn đề phải xây dựng một
    hệ thống ngân hàng vững mạnh, một yếu tố rất quan trọng của hội nhập quốc tế về ngân
    hàng cần được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đó là vấn đề tự do hoá tài
    chính trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi vì mức độ tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân
    hàng càng sâu rộng bao nhiêu hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy
    nhiêu.
    Hội nhập quốc tế về ngân hàng mang lại lợi ích là rất lớn nhưng cũng chứa đựng
    những rủi ro đáng kể. Nếu không có những nhận thức đúng đắn về vần đề này thì sẽ dẫn
    đến những hậu quả khôn lường. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của hội nhập
    quốc tế về ngân hàng của đất nước; và trên thực tế vấn đề này được đưa ra bàn cãi, tranh
    luận nhiều nhưng thực sự chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
    thấu đáo để giải quyết vấn đề một cách chuẩn xác phù hợp với tình hình thực tế trong
    bối cảnh hội nhập của Việt Nam. Vì thế việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách
    quan và rất khẩn trương nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn cụ
    thể và hệ thống để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất nhằm góp phần thành công cho
    quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đây chính là lý do vì sao tôi chọn đề
    tài: “HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN
    NĂM 2020” để nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
    Một là: Làm sáng tỏ những lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập quốc tế trong
    ngân hàng. Trên cơ sở đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu tình hình hội nhập quốc tế
    của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
    Hai là: Đánh giá một cách đúng đắn và khách quan nhất thực trạng của tiến trình
    hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian qua.
    Ba là: Đề xuất những giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân
    hàng Việt Nam nhằm góp phần cho hội nhập thành công.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Do vấn đề hội nhập quốc tế của ngân hàng là rất rộng và phức tạp nên đối tượng và
    phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính sau đây:
    Thứ nhất, tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng: Mức độ tự do hoá tài chính
    về ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc tế về ngân hàng càng nhanh
    chóng bấy nhiêu.
    Thứ hai, năng lực nội tại của bản thân ngân hàng. Để hội nhập thành công thì bản
    thân các ngân hàng phải nó năng lực cạnh tranh cũng như năng lực hoạt động đủ mạnh
    mới có thể đứng vững trước bối cảnh hội nhập.
    Đối tượng nghiên cứu về năng lực nội tại của ngân hàng ở đây là các ngân hàng
    thương mại. Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề hội nhập quốc tế về lĩnh
    vực ngân hàng và đề ra những giải pháp cho đến năm 2020.
    Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, luận án chủ yếu sử dụng số liệu trong 4
    năm 2007 – 2010. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, trong một số trường hợp cụ thể, luận án
    có thể sử dụng số liệu của các năm trước đó.

    4. Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, cùng với
    các phương pháp phân tích tổng hợp Cụ thể như sau:
    - Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý thông tin về hệ thống ngân hàng Việt
    Nam; thu thập và xử lý thông tin về quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế về
    ngân hàng ở một số nước để rút ra bài học kinh nghiệm.
    - Phương pháp chuyên gia: Tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của
    các nhà khoa học, nhà quản lý
    - Phương pháp thăm dò: khảo sát từ bảng câu hỏi tình hình thực tế trong nước.
    - Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải
    pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
    Những vấn đề nghiên cứu được thực hiện thông qua việc giải quyết các câu hỏi
    và giả thuyết nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu? (Mở đầu)
    - Những công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề hội nhập quốc tế của
    ngân hàng thương mại Việt Nam?
    - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài được tập trung chủ yếu vào những vấn
    đề nào? (Mở đầu)
    - Lý thuyết về hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại được xây dựng như
    thế nào? (Chương 1)
    - Thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại hiện nay như thế nào?
    (Chương 2)
    - Để các ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế thì cần có những giải
    pháp gì? (Chương 3)
    - Nếu đưa ra những giải pháp phù hợp với hội nhập quốc tế của ngân hàng
    thương mại Việt Nam thì hiệu quả sẽ như thế nào? (Chương 3)
    - Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào đưa ra cho các
    cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)
    5. Đóng góp mới của luận án
    Những điểm đóng góp mới của luận án:
    Một là, các đề tài trước đây khi đề cập đến vấn đề hội nhập quốc tế của hệ thống
    ngân hàng thương mại và năng lực nội tại (năng lực cạnh tranh) của ngân hàng thương
    mại là làm thế nào xây dựng ngân hàng vững mạnh để hội nhập thành công, chứ không
    đề cập hoặc đề cập rất ít và không đầy đủ đến vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực
    ngân hàng. Tác giả cho rằng để hội nhập quốc tế về ngân hàng ngoài vấn đề phải xây
    dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh thì một yếu tố rất quan trọng của hội nhập
    quốc tế về ngân hàng đó là vấn đề tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Mức độ
    tự do hoá tài chính trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng bao nhiêu thì hội nhập quốc
    tế về ngân hàng càng nhanh chóng bấy nhiêu.
    Hai là, cách tiếp cận hội nhập quốc tế trong lĩnh vực NHTM không chỉ nhấn
    mạnh đến khả năng tạo ra sân chơi bình đẳng và chuẩn bị những điều kiện đáp ứng tốt
    nhất từ bên trong làn sóng những nhà đầu tư nước ngoài đến với môi trường kinh doanh
    Việt Nam mà hội nhập quốc tế còn phải là năng lực thâm nhập của quốc gia vào sân
    chơi chung của thế giới.
    Ba là, đưa ra nhận định mới về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của
    Việt Nam: Hội nhập quốc tế về ngân hàng là làm cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trở
    thành một bộ phận trong hệ thống NHTM quốc tế, tạo ra sự đồng nhất về hoạt động, để
    tăng cường mối giao lưu gắn bó trong hoạt động ngân hàng với các ngân hàng khác trên
    thị trường quốc tế.
    Bốn là, đưa ra những tầm nhìn và viễn cảnh khu vực ngân hàng đến năm 2020
    cũng như đưa ra định hướng khu vực ngân hàng đến 2020. Phân tích những nhân tố chi
    phối khu vực ngân hàng đến 2020, đồng thời nhận diện những thách thức chủ yếu của
    khu vực ngân hàng khi hội nhập đến 2020.
    Năm là, đề xuất thả nổi lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các tổ
    chức tín dụng trong phần giải pháp của tiến trình tự do hóa lãi suất (thực hiện khi các
    yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ liên
    ngân hàng phát triển, các công cụ của CSTT hoạt động có hiệu quả).
    Sáu là, đề xuất chuyển sang cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của
    NHNN thì quá trình tự do hóa lãi suất sẽ được hoàn thành một cách đầy đủ. Khi đó lãi
    suất được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, nhưng
    NHNN vẫn có thể định hướng lãi suất thông qua các công cụ gián tiếp theo mục tiêu
    hoạch định CSTT.
    Bảy là, tiến dần đến bỏ hẳn việc căn cứ vào tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên
    ngân hàng để xác định tỷ giá như hiện nay; thay vào đó, để các NHTM tự quyết định tỷ
    giá theo quan hệ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ giá
    một cách phù hợp, NHNN chỉ can thiệp khi xét thấy cấp thiết.
    Tám là, các ngân hàng cần chú ý đến mối quan hệ hợp tác phát triển giữa các ngân
    hàng trong nước với nhau chứ không chỉ việc tăng cường hợp tác với NHNNg để phát
    triển kinh doanh. Điều chỉnh tư duy trong cạnh tranh ngân hàng, chuyển từ coi việc cạnh
    tranh chỉ là việc phải tiêu diệt và chiến thắng đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách sang kiểu
    cạnh tranh “cả hai đều thắng”, tức kiểu cạnh tranh kết hợp với hợp tác mà qua đó cả hai
    đều có thể cùng tồn tại, mạnh lên và đều thu được lợi ích riêng phù hợp với mục tiêu
    phát triển của mình.
    Chín là, tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN (sau khi
    NHTƯ chuyển sang mô hình độc lập với Chính phủ vào năm 2020). Theo đó, nhiệm kỳ
    của ban lãnh đạo NHNN xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ hoặc có thể dài hơn
    nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, Thống đốc NHNN sẽ không bị ảnh hưởng một khi
    Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ; quá trình ra quyết định của NHNN sẽ
    không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ lập kế hoạch kinh tế, chu kỳ thành lập Chính phủ.
    Mười là, tổ chức lại hệ thống thanh tra giám sát tài chính ngân hàng theo nguyên
    tắc bao quát, tránh chồng chéo để các cơ quan thanh tra giám sát có thể sử dụng các kết
    quả thanh tra giám sát của nhau và chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra giám sát của
    mình.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài các phần chính như mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo;
    phần nội dung của luận án được trình bày theo 3 chương bao gồm:
    Chương 1: Tổng quan về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
    Chương 2: Đánh giá thực trạng hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại
    Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp cho quá trình hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại
    Việt Nam đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...