Báo Cáo Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam: Báo cáo cuối cùng

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Báo Cáo Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam: Báo cáo cuối cùng


    MỤC LỤC

    1. Tóm tắt báo cáo

    2. Giới thiệu

    3. Hai thập kỷ hội nhập: TừĐổi mới đến gia nhập WTO và tham gia các FTA
    ASEAN Cộng
    3.1. Việt Nam hội nhập kinh tế
    3.2. Tổng Quan hệ thống Thương mạiĐầu tư của Việt Nam
    3.3. Tác động kinh tế của hội nhập ở Việt Nam
    3.4. Phương pháp tiếp cận chung

    4. Quản trị hội nhập trong bối cảnh thị trường Tài chính biến động
    4.1. Biến động kinh tế Vĩ mô được dự báo
    4.2. Quản trị rủi ro trong điều kiện thị trường Tài chính biến động.

    5. Ngành dệt - may
    5.1. Tổng quan và cấu trúc ngành
    5.2. Rào cản Thương mạiĐầu tư
    5.3. Lợi ích kinh tế từ việc đẩy mạnh tự do hóa hơn nữa

    6. Phương tiện giao thông
    6.1. Tổng quan và cấu trúc ngành
    6.2. Rào cản Đầu tưThương mại
    6.3. Tác động của tự do hóa

    7. Hóa chất
    7.1. Bối cảnh và cấu trúc ngành
    7.2. Đầu tư và Rào cản Thương mại
    7.3. Đánh giá tác động tự do hóa

    8. Dược phẩm
    8.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành
    8.2. Đầu tư và rào cản Thương mại
    8.3. Đánh giá tác động tự do hóa thương mại

    9. Thiết bị và máy móc tạo năng lượng (điện
    9.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành
    9.3. Tác động của tự do hóa

    10. Điện tử
    10.1. Bối cảnh và cơ cấu ngành
    10.2. Thương mại và Rào cản Đầu tư
    10.3. Tác động của tự do hóa

    11. Bán lẻ và phân phối
    11.1. Tổng quan và cấu trúc ngành
    11.2. Đầu tư và rào cản Thương mại
    11.3. Đánh giá tác động của tự do hóa

    12. Dịch vụ Viễn thông
    12.1. Tổng quan và cấu trúc ngành
    12.3. Tác động của tự do hóa

    13. Công nghiệp Xây dựng
    13.1. Tổng quan và Cấu trúc ngành
    13.2. Rào cản Thương mạiĐầu tư
    13.3. Đánh giá Tác động của tự do hóa

    14. Dịch vụ Tài chính
    14.1. Tổng quan
    14.2. Cấu trúc của ngành Ngân hàng Việt Nam

    14.3. Tự do hóa Tài chính ở Việt Nam: Các cam kết Quốc tế và Vấn đề thực thi cam kết
    14.4. Đánh giá tác động của tự do hóa

    15. Đánh giá triển vọng tự do hóa Thương mại
    15.1. Những hậu quả của bảo hộđối với kinh tế Việt Nam
    15.2. Mở rộng Thương mại hay chuyển hướng Thương mại
    15.3. Những thách thức trong việc điều chỉnh chính sách
    15.4. Đạt được tăng trưởng cao

    16. Thách thức trong tương lai
    16.1. Lợi ích kinh tế và các quá trình hội nhập hiện thời
    16.2. Đẩy mạnh việc củng cố chính sách và khung khổ Pháp luật
    16.3. Hội nhập ngày càng sâu rộng
    16.4. Những gợi ý chính sách cho việc Phát triển và tăng trưởng kinh tế

    17. Phụ lục
    17.1. Các nghiên cứu về hội nhập của Việt Nam
    17.2. Phân tích chi phí của bảo hộ
    17.3. Danh mục tài liệu tham khảo



    1. Tóm tắt báo cáo

    Hơn hai thập kỷ hội nhập chính là động cơ chủ yếu cho Phát triển kinh tếở Việt Nam.
    Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình hội nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập, bao
    gồm tự do hóa đa phương Thương mại và đầu tư, đàm phán song phương, thực thi các cam kết WTO, đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO.

    Mặc dù trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập kinh tếđã mang lại những lợi ích đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn cần hội nhập sâu hơn nếu muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ tới.

    Việt Nam bắt đầu Đổi Mới vào giữa những thập kỷ 80 thông qua tự do hóa và hội nhập đa phương. Sự sụp đổ của Liên bang Sô Viết vào năm 1991 đã chấm dứt chếđộ trao đổi hàng hóa và khuyến khích hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vào giữa những năm 90, Việt

    Nam bắt đầu quá trình gia nhập WTO, đàm phán hiệp định thương mại với Liên minh
    châu Âu và gia nhập ASEAN. Sau khi đàm phán hiệp định Thương mại với Mỹ năm 2001,
    Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Quá trình thực thi các cam
    kết trong WTO đã được thực hiện trong cả 1 thập kỷ qua và một số cam kết trong đàm
    phán cũng sẽđược thực hiện trong vài năm tới.

    Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia các FTA ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và New Zealand. Bên cạnh đó, đàm phán của ASEAN về FTA với Ấn độ cũng đang có những bước tích cực và đàm phán FTA với EU cũng đang được thực hiện.

    Nói chung, tăng trưởng và Phát triển kinh tếở Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực của quá
    trình hội nhập. Thương mại và đầu tưở Việt Nam đã Phát triển từ cơ chế tương đối hạn
    chế sang cơ chế mở như hiện nay. Những kết quảđạt được về mặt kinh tế là rất ấn tượng:

    ã Tỷ trọng xuất khẩu (và nhập khẩu) trong nền kinh tế tăng gấp 10 lần từ 1988 đến
    2008;
    ã Thu nhập đầu người tăng từ $130 vào đầu thập kỷ 90 lên $800 vào 2008; và
    ã Tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58% năm 1993 xuống 13% năm 2008.

    Trọng tâm tăng trưởng trong tương lai ở Việt Nam là Quản trị sự năng động trong quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập vào khu vực ASEAN sẽ chịu tác động như thế nào bởi các Hiệp định ASEAN cộng đang được thực hiện? Việt Nam có nên đàm phán thêm các FTA? Quá trình hội nhập ASEAN và ASEAN cộng chịu ảnh hưởng của đàm phán Doha trong WTO như thế nào? Việt Nam sẽ áp dụng chính sách Thương mạiĐầu tư như thế nào để hỗ trợ cho Phát triển bền vững?

    Hội nhập kinh tếPhát triển ở Việt Nam

    Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu quá trình hội nhập ở Việt Nam và xem xét các
    rào cản trong Thương mại hàng hóa và dịch vụ và trong Đầu tư còn tồn tại sau khi thực
    hiện các cam kết gia nhập WTO.


     
Đang tải...