Luận Văn Hội nhập kinh tế quốc tế với nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A.LỜI NÓI ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA .và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại.
    Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nứoc mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt .thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước “, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh. Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Em xin chọn đề tài: "Hội nhập kinh tế quốc tế với nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam". Đây là đề tài rất sâu rộng, mang tính thời sự. Đã có rất nhiều nhà kinh tế đề cập đến vấn đề này. Bản thân em, một sinh viên năm thứ ba, khi được giao viết đề tài này cũng cảm thấy rất hứng thú và say mê. Tuy nhiên do sự hiểu biết còn hạn chế nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ suy nghĩ của mình. Bài viết còn có rất nhiều sai sót, em kính mong cô giúp đỡ em hoàn thành bài viết tốt hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN 1
    BẢNG TÓM TẮT 2
    A. MỞ ĐẦU 3
    1. Tính cấp thiết của đề tài 3
    2. Mục đích của đề tài 4
    3. Ý nghĩa của đề tài 5
    4. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 5
    B. PHẦN NỘI DUNG 7
    CHƯƠNG 1: 7
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7
    1.1 Khái niệm 7
    1.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 7
    1.2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 7
    1.2.2 Nội dung của hội nhập (chủ yếu là nội dung hội nhập WTO) 8
    1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 8
    1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 10
    1.3.2 Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết nợ quốc tế 11
    1.3.3 Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho ta tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh 12
    1.3.4 Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì hoà bình ổn định, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao vị trí Việt Nam trên trường quốc tế 14
    1.3.5 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng giao lưu các nguồn lực nước ta với các nước 14
    1.4 Thách thức đối với nền kinh tế và pháp luật Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 15
    1.4.1 Hiện trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay 15
    1.4.2 Những nguy cơ của Việt Nam khi tham gia kinh tế quốc tế và khu vực 18
    1.4.3 Thách thức đối với hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 22
    1.5 Điều kiện để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 23
    1.5.1 Lợi thế cơ bản của nước ta khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế: 23
    1.5.1.1 Vị trí địa lý thuận lợi 23
    1.5.1.2 Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng 24
    1.5.2 Nhiệm vụ cần phải thực hiện khi tham gia hội nhập 25
    CHƯƠNG 2: 26
    THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 26
    2.1 Quan điểm, mục tiêu của đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 26
    2.1.1 Quan điểm 26
    2.1.2 Mục tiêu 28
    2.2 Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 28
    2.3 Thực trạng pháp luật Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 29
    3.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 29
    2.3.2 Một số kết quả đã đạt được 30
    CHƯƠNG 3: 32
    QUAN ĐIỂM CÓ TÍNH CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 32
    3.1 Tầm vĩ mô 32
    3.1.1 Hệ thống pháp luật phải đồng bộ 32
    3.1.2 Điều chỉnh một số chính sách 32
    3.1.3 Cải cách thủ tục hành chính 32
    3.2 Tầm vi mô 33
    C. PHẦN KẾT LUẬN 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

    Hội nhập kinh tế quốc tế với nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...