Luận Văn Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    I. Tính cấp thiết của đề tài luận án:

    Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá giúp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ đan xen, nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc khác nhau giữa các quốc gia.

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tăng trưởng. Thực tiễn phát triển kinh tế các nước cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái và đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp Campuchia đang phải đương đầu với những thách thức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Campuchia phải vạch ra chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp.

    Chính phủ Campuchia đã nhận thức được vai trò quan trọng và xu thế khách quan của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và nhận thấy cần phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua Campuchia đã tích cực và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Năm 2003 Campuchia cùng với Nêpal là những nước kém phát triển đầu tiên được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Là thành viên của WTO, ASEAN, ASEM Campuchia sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Campuchia sẽ xuất khẩu được nhiều hơn và những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền kinh tế Campuchia cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương mại, đầu tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn v.v.

    Tuy nhiên, quá trình gia nhập kinh tế thế giới ngoài những thuận lợi như trên chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về kinh tế - chính trị - xã hội như: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ gay gắt hơn, thất nghiệp tăng, sự bất bình đẳng và khoảng cãch giàu nghèo trong nước trầm trọng hơn v.v.

    Như vậy hội nhập kinh tế ngoài việc tạo ra những tiền đề thuận lợi còn tăng áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý thyết và thực tiễn.

    Xuất phát từ sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài ”Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia” làm luận án tiến sĩ.

    II. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:

    Luận án dự kiến sẽ đạt tới các mục tiêu nghiên cứu sau:

    - Làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ của hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    - Chỉ ra những bất cập và đánh giá thực trạng kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia. Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    - Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp nhằm đưa nền kinh tế Campuchia đạt tới trình độ phát triển cao và bền vững phù hợp với mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

    III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    - Luận án lấy quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào thời kỳ từ năm 1995 đến nay. Đây là giai đoạn nền kinh tế của Campuchia có sự thay đổi lớn và đa dạng.

    - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề rộng, bao gồm cả cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Tuy nhiên luận án sẽ chủ yếu giới hạn nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng như cơ cấu trong nội bộ các ngành đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

    IV. Phương pháp nghiên cứu:

    - Luận án vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước Campuchia để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

    - Ngoài ra luận án còn phân tích tiến trình biến đổi nền kinh tế - chính trị - xã hội khi Campuchia hội nhập Tổ chức thương mại thế giới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Do vậy, phương pháp lịch sử có vai trò quan trọng, đồng thời phương pháp logic được sử dụng để tổng kết, khái quát những đặc điểm cơ bản rút ra bài học kinh nghiệm.

    - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu so sánh, phân kỳ lịch sử, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.

    V. Dự kiến đóng góp của luận án:

    1. Luận án làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia: khái niệm, đặc trưng, tính tất yếu và xu hướng của hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, luận án trình bày mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan thực trạng nền kinh tế Campuchia trong tiến trình hội nhập.

    2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và một số nước đang phát triển của Châu á, luận án rút ra bài học cho Campuchia.

    3. Phân tích, đánh giá thực trạng và những bất cập nảy sinh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước và sau hội nhập Tổ chức thương mại thế giới của Campuchia.

    4. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế Campuchia khi tién hành hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...