Tiểu Luận Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình hội nhập đang diễn ra từng ngày trên đất nước ta. Hàng ngày, chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp những thuật ngữ hiện đại như “toàn cầu hóa”, “hội nhập”, “kinh tế tri thức”, Điều đó cho thấy chúng ta đang gần hơn với dòng chảy chung của nhân loại. Nhưng rõ ràng, để tìm được vị trí xứng đáng với tầm vóc và tiềm năng của đất nước ta trong dòng chảy ấy không phải là một việc dễ dàng.

    Quá trình hội nhập tại Việt Nam đã diễn ra, đang diễn ra mạnh mẽ và sẽ mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, đối với nước ta hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào để hội nhập quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQ/W ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

    Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta, đã tiếp tục được củng cố và bổ sung tại các kì đại hội sau. Theo quan điểm này, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước. Như vậy, một cách chung nhất, ta có thể thấy rõ lợi ích to lớn mà hội nhập mang lại. Việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.

    Chính vì những lí do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Hội nhập quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam” để viết tiểu luận . Đây là vấn đề rộng lớn, thu hút sự quan tâm nhiều nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, vì vậy thông tin rất đa dạng, nhiều chiều, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau. Thông qua những tài liệu tham khảo có uy tín cùng với những kiến thức được học, em đã cố gắng trình bày những hiểu biết của mình một cách bao quát nhất và chỉ đi sâu phân tích những ý quan trọng. Nội dung của tiểu luận gồm 3 phần:

    - Phần 1 trình bày những nét khái quát về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quá trình hội nhập và những vấn đề đặt ra với Việt Nam.

    - Phần 2 trình bày về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập toàn cầu. Trên cơ sở những lý luận và mục tiêu chung đã được Đảng ta vạch ra nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, những đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay, phần này trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đối với vai trò quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô và đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

    - Phần 3 là những suy nghĩ và bài học rút ra đối với sinh viên trước yêu cầu hội nhập và cạnh tranh để hội nhập hiệu quả.



    MỤC LỤC

    Trang

    LỜI MỞ ĐẦU 1

    I. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3

    1. Những nét chung về toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế . 3

    1.1. Toàn cầu hoá 3

    1.2. Hội nhập quốc tế 3

    1.3. Tính tất yếu của hội nhập toàn cầu . 4

    1.4. Hội nhập quốc tế: thời cơ và thách thức . 5

    2. Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập quốc tế 7

    2.1. Việt Nam và quyết tâm hội nhập . 7

    2.2. Việt Nam là thành viên của WTO 8

    II. NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 11

    1. Các quan điểm lý luận chung về nâng cao khả năng cạnh tranh . 11

    2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 14

    3. Những giải pháp cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh . 16

    3.1. Giải pháp tổng thể với vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước . 16

    3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 18

    III. SINH VIÊN VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ 20

    1. Sinh viên làm gì để hội nhập? . 20

    2. Sinh viên cần nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân . 21

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...