I. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG 1. Bối cảnh lịch sử - Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam là một xu thế tất yếu và ba tổ chức cộng sản đá lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành đấu tranh mạnh mẽ hơn. - Song, trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này đã tranh giành, công kích lẫn nhau, gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. - Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. - Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. 2. Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng - Từ ngày 03 đến ngày 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Tham dự Hội nghị có đại diện của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng. - Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới, trong nước, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức Cộng sản, và đề nghị các tổ chức cộng sản hợp nhất thành một Đảng cộng sản duy nhất. - Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 3. Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên (03/02/1930) - Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp cùng bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng để làm cho nước Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công – nông – binh, tiến tới làm cách mạng ruộng đất. Trong đó, quan trọng nhất là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. - Lực lượng cách mạng bao gồm chủ yếu là công – nông. Ngoài ra còn phải liên kết với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tranh thủ hay ít ra cũng trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ, và tư sản An Nam chưa lộ rõ bản chất phản cách mạng. - Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. - Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng cùng mặt trận với các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới. =>Cương lĩnh đầu tiên này tuy vắn tắt, nhưng thể hiện rõ tư tưởng cách mạng đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. - Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Vì: + Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. + Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. - Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng. II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 a.Nguyên nhân · Tác động của khủng hoảng KT 1929 – 1933