Tiểu Luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở bài .1
    Nội dung .1
    Bối cảnh lịch sử .1
    Nội dung của hội nghị .3
    Ý nghĩa của hội nghị 5
    Kết bài .6
    MỞ BÀI
    Với những bước đi đổi mới từng phần theo chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, những sáng kiến, sự năng động, sáng tạo của nhân dân đã làm cho nền kinh tế Việt Nam những năm 1981 – 1985 có bước phát triển khá. Độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia được giữ vững. Tuy vậy, tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân còn có nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế vẫn trầm trọng. Tình hình đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải quyết tâm đổi mới toàn diện và triệt để nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng. Từ ngày 20 đến ngày 29 – 3 – 1989 tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI họp đã đề ra 12 chủ trương, chính sách lớn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đồng thời xác định các nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới. Đây là Hội nghị quan trọng nhất từ sau Đại hội VI, trang bị thêm cho chúng ta những quan điểm mới, cụ thể hóa và phát triển hơn so với Nghị quyết Đại hội VI. Đó là kim chỉ nam cho Đảng ta vững bước trên con đường đổi mới.
    NỘI DUNG
    I.Bối cảnh lịch sử.
    1.Quốc tế:

    Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, diễn ra tại Liên Xô, một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng suy thoái gây ra nhiều bất lợi cho cách mạng Việt Nam. Cụ thể:
    - Ở Liên Xô tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (4/1985), Goócbachốp đã đề ra tư tưởng cải tổ mới thông qua việc trình bày “Chiến lược tăng tốc”. Mục đích của công cuộc cải tổ được tuyên bố là nhằm đổi mới mọi mặt đời sống của xã hội Xô viết, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước đây, đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng như bản chất của nó.
    - Ở các nước Đông Âu, khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội bắt đầu trầm trọng. Chủ nghĩa đế quốc nhân cơ hội đó tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình” (đây là chiến lược tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, chống độc lập dân tộc).
    Tình hình thế giới như vậy đã tạo cho Việt Nam không ít khó khăn về vấn đề tư tưởng cũng như kinh tế
    2.Trong nước:
    Các tổ chức phản động nổi lên chống phá quyết liệt. Tuy nhiên, chúng ta thuận lợi là đã có một số chủ trương, chính sách quan trọng đang dần phát huy trên thực tiễn. Cụ thể:
    *Khó khăn:
    - Về lĩnh vực tư tưởng chính trị: Xuất hiện một số luận điểm phủ nhận con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác – Lênin, ca ngợi dân chủ tư sản và đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
    - Về mặt an ninh, quốc phòng: Chủ quyền lãnh thổ trên tuyến biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa của nước ta luôn bị xâm phạm. Các thế lực thù địch lấy cớ quân tình nguyện Việt Nam chưa rút hết khỏi Campuchia để tiếp tục cô lập Việt Nam.
    - Về kinh tế: Mỹ vẫn cấm vận về kinh tế đối với nước ta, quan hệ kinh tế giữa Liên Xô và các nước Đông Âu với nước ta bị thu hẹp.
    *Thuận lợi:
    .
    .
    .
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...