Tiểu Luận Hội nghị của liên hiệp quốc về thương mại và phát triển

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC BẢNG 3
    DANH MỤC HÌNH . 5
    BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CHI TIẾT . 6
    LỜI MỞ ĐẦU 7
    1. Khái quát về tổ chức UNCTAD 8
    1.1. Khái niệm 9
    1.2. Nghị quyết 1995 (XIX) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc thành lập UNCTAD 9
    1.3.Vai trò chính và chức năng của tổ chức UNCTAD 11
    1.3.1. Vai trò . 11
    1.3.2 Nhiệm vụ của UNCTAD . 12
    1.4. Ý nghĩa của tổ chức UNCTAD 13
    2 Lịch sử hình thành và phát triển . 14
    2.1 Nguyên nhân ra đời 14
    2.2 Nguyên tắc đàm phán và hoạt động . 15
    2.2.1 Nguyên tắc đàm phán 15
    2.2.2 Nguyên tắc hoạt động . 17
    2.3 Những thành tựu quan trọng . 17
    3. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính . 19
    3.1 Kết cấu của tổ chức UNCTAD 19
    3.1.1 Cấu trúc bên trong của UNCTAD 19
    3.1.2 Các tổ chức liên kết khác của UNCTAD 22
    3.2. Hoạt động chính của UNCTAD và các hội nghị . 23
    3.2.1. Hoạt động chính của UNCTAD 23
    3.2.2 Các hội nghị của UNCTAD 26
    4 Việt Nam và UNCATD . 28
    4.1 Giới thiệu chung . 28
    4.2 Hoạt động của Việt Nam tại các Hội nghị UNCTAD 29
    4.3. Những hỗ trợ của UNCTAD cho Việt Nam 31
    KẾT LUẬN 32
    Phụ lục: Danh sách các quốc gia thành viên UNCTAD 33
    Tài liệu tham khảo 36

    LỜI MỞ ĐẦU

    Nền kinh tế Thế giới phát triển không ngừng qua từng ngày, tốc độ lưu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Từ đó, các tổ chức hợp tác kinh tế Quốc tế ra đời, mở rộng quan hệ thương mại giữa các quốc gia; mặt khác, tạo một môi trường làm việc hài hòa, bình đẳng giữa các bên đại diện Chính Phủ của những nước thành viên. Các hiệp ước, hiệp định của các tổ chức kinh tế được ký kết dựa trên sự đồng thuận về lợi ích, về các mặt kinh tế-chính trị-xã hội của quốc gia; vì thế, tổ chức càng phát triển, càng vững bền hơn dưới sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên.
    Các tổ chức kinh tế mang tầm ảnh hưởng quốc tế có thể liệt kê là: Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA, Hội nghị về Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) và rất nhiều các tổ chức kinh tế mang tính khu vực. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ nghiên cứu tổ chức UNCTAD. Vậy tại sao lại là UNCTAD? Bởi tổ chức này không dừng lại ở khía cạnh thương mại quốc tế mà mở rộng đến các mặt xã hội, khoa học kỹ thuật và dành sự quan tâm đặc biệt đến nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển.
    UNCTAD hiện nay được xem là tổ chức thương mại lớn nhất trực thuộc Liên Hiệp Quốc với 193 quốc gia thành viên hoạt động. UNCTAD tồn tại như một chiếc cầu nối, gắn kết giao thương hàng hóa giữa các nước; như một diễn đàn để các quốc gia thành viên tìm được tiếng nói chung mà vẫn tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Vì thế, UNCTAD không chỉ đơn thuần là tổ chức kinh tế mà còn là một tổ chức gắn liền với Liên Hiệp Quốc, thực hiện các mục tiêu chung của Liên Hiệp Quốc vì hòa bình và phát triển của Thế giới.
    Qua bài nghiên cứu, nhóm hi vọng đem đến người đọc một cái nhìn cơ bản và tổng quan những khía cạnh của tổ chức UNCTAD như lịch sử hình thành, chức năng, mục đích, những cống hiến của tổ chức cho nền thương mại quốc tế và mối dây liên kết giữa UNCTAD và Việt Nam, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...