Sách Hồi ký Trần Văn Giàu

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần thứ nhất: TỪ NGỒI TÙ KHÁM LỚN ĐẾN VƯỢT NGỤC TÀ LÀI 7
    1. “Biệt thự S”, khám nhỏ trong Khám Lớn . 8
    2. Cực độ băn khoăn . 15
    3. Chưa vui sum họp . 17
    4. Đã sầu chia ly 23
    5. Căng Tà Lài: “Trại lao động đặc biệt” 24
    Đường lên trại giam 24
    “Cầu thủ dự bị” . 29
    Chuẩn bị khởi nghĩa 32
    Thi lội 35
    Xỏ vàm trâu cổ 36
    Không để bị khiêu khích . 39
    Vượt ngục . 42
    Phần thứ hai: ĐÀ LẠT, PHÚ LẠC, U MINH . 48
    1. Lên Đà Lạt . 48
    2. Về Phú Lạc . 52
    3. Đi Xảo Bần, U Minh . 63
    Phần thứ ba: TỔ CHỨC LẠI XỨ UỶ . 68
    1. Xác định đường lối cách mạng . 71
    2. Vấn đề “một cổ hai tròng”, ách của hai đế quốc Pháp và Nhật 78
    3. Vấn đề tập hợp lực lượng 82
    3
    Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
    4. Vấn đề tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền 84
    5. Về nhà thăm mẹ 88
    6. Về lại Sài Gòn: Chỉ thị của Xứ ủy cho Ban cán sự thành . 94
    7. Đấu tranh chống “Huyền thoại Đông Dương”(mythe de l’Indochine) của Pháp và
    chống “Chủ nghĩa Đại Đông Á”của Nhật 104
    8. Chống chủ nghĩa Pháp-Việt đề huề mới . 106
    9. Chống chủ nghĩa Đại Đông Á . 109
    Phần thứ tư: TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA . 114
    1. Tình hình chiến tranh thế giới biến chuyển thuận lợi cho công tác cách mạng của
    chúng tôi 115
    2. Những bước đầu xây dựng lực lượng trước cuộc đảo chánh tháng 3 năm 1945 121
    1) Vận động thành lập Tổng Công đoàn . 121
    2) Những bước đầu của phong trào thanh niên . 127
    3. Chuẩn bị thành lập chiến khu Đất Cuốc và chiến khu Thủ Thừa 139
    4. Bắt liên lạc với cánh Pháp De Gaulle . 143
    5. Cuộc đảo chánh Nhật 9 tháng 3 năm 1945 . 147
    6. Lo việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở Nam Kỳ và lo việc đặt lại liên lạc với
    miền Bắc . 158
    7. “Buồn ngủ gặp chiếu manh, hay là việc tổ chức Thanh niên Tiền phong . 180
    8. Trí vận có hiệu quả cao, cao nhất trước nay . 202
    9. Binh vận thành công . 214
    10. Tuyệt đại đa số nông dân xung quanh Sài Gòn vẫn đứng dưới cờ Đảng Cộng sản
    như trước nay 218
    11. Tìm súng đạn cho các đội xung phong của công nhân và thanh niên . 220
    12. Tương quan lực lượng ở Sài Gòn giữa tháng Tám . 225
    Phần thứ năm: TỔNG KHỞI NGHĨA THÀNH CÔNG: KHÁNG CHIẾN CHỐNG
    PHÁP BẮT ĐẦU 229
    4
    Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
    1. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc . 229
    2. Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập 233
    3. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ nhất (Tối 16 rạng ngày 17 tháng 8) . 238
    4. Ta tập hợp lực lượng yêu nước. Sự phân hoá của các lực lượng chính trị thân Nhật ở
    Sài Gòn sau khi Nhật đầu hàng. Sự thành lập nhanh chóng và sự tan vỡ cấp kỳ của
    “Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất” . 252
    5. Việt Minh “ra công khai” 255
    6. Hội nghị Chợ Đệm lần thứ hai và lần thứ ba 258
    7. Đêm 24 tháng 8 ở thành phố . 261
    8. Ngày 25 tháng 8 266
    9. Quyết định cho tàu ghe cấp tốc đi rước tù chính trị Côn Đảo về 278
    10. “Cuộc đi rước tù chính trị Côn Đảo”của Lý Văn Chương . 281
    11. Vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang. Vấn đề “bốn sư đoàn” . 287
    12. Ngày 2 tháng 9: Máu đồng bào bắt đầu chảy ở Sài Gòn 295
    13. Thực dân Anh, Pháp ngày càng lấn lướt . 305
    (1) Anh thả lính Pháp lâu nay bị Nhật bắt giam ở Nam Kỳ 305
    (2) Anh đòi giải tán dân quân, đòi ta nộp vũ khí 306
    (3) Anh chiếm trụ sở của Uỷ ban hành chánh Nam Bộ 307
    (4) Bọn thực dân Pháp treo cờ ở sân phủ toàn quyền và tập hợp hát Marseillaise dưới
    cột cờ . 309
    (5) Đòi lấy lại quyền quản lý cảng tàu biển, sở Ba Son và kho thuốc đạn
    (Pyrotechnie) . 310
    (6) Thực dân Pháp âm thầm mà gấp rút tổ chức lại bộ máy cai trị Nam Kỳ 311
    (7) Tụi Pháp toan “bắt cóc”hay ám sát người phụ trách 312
    14. Nội bộ nhân dân càng lúc càng có cơ chia rẽ 313
    (1) Biểu tình của nhóm Trốt-kýt tổ chức đòi “võ trang quần chúng” . 313
    (2) “Minh thệ”–một âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng . 316
    5
    Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
    (3) Nổi loạn của Hoà Hảo . 317
    (4) Hoàng Quốc Việt chỉ thị giải tán Thanh niên Tiền phong 320
    (5) Việt đổi đồng chí Mười Thinh, chủ tịch Hóc Môn làm chủ tịch Thủ Thừa 322
    15. Pháp chiếm trung tâm Sài Gòn bằng vũ lực . 323
    (1) Được sự ủng hộ của thực dân Anh, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị dùng vũ lực
    đánh chiếm Sài Gòn 323
    (2) Ta gấp rút hơn nữa chuẩn bị đối phó với tình thế găng sắp nổ . 327
    (3) Một cái bẫy của thực dân 329
    (4) Pháp dùng vũ lực chiếm trung tâm Sài Gòn đêm 22 tháng 9 331
    (5) Hội nghị đường Cây Mai . 331
    16. Hai bản kêu gọi . 340
    (1) Lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ 340
    (2) Tuyên cáo của Hoàng Quốc Việt dưới danh nghĩa Uỷ ban nhân dân Nam Bộ. 344
    17. Chính phủ VNDCCH - Hồ Chủ tịch tán thành kháng chiến . 346
    18. Câu chuyện mười năm kết thúc 346
    19. Chiến trường Sài Gòn lúc tôi ra đi 350
    6
    Hồi ký (1940-1945) | Trần Văn Giàu
    Lời nói đầu
    Tôi viết tập “hồi ký” này từ cuối những năm 1970. Viết xong, tôi nhờ anh em
    ở Long An ̶ tỉnh nhà ̶ đánh máy; ý muốn viết hồi ký để con cháu xem chớ
    không phải để in ra thành sách, vì trong hồi ký có lắm chuyện “không lấy gì
    làm hay”, buồn nữa là khác. Nhưng vài ba anh em Long An, không xin phép
    tôi, tự ý đánh máy thêm mấy bản, chỉ giao lại cho tôi hai bản, họ giữ mấy
    bản tôi không biết, nhưng tôi được biết họ đã chuyền tay đọc khá rộng.
    Nhiều bạn bảo tôi cứ phát hành tập hồi ký này đi. Tôi không ưng. Có lý do.
    Tôi thấy rằng không ít hồi ký đã được in ấn kể sự việc rất hay mà cũng chen
    vào một ít điều hoặc tác giả bịa hoặc lúc nghe kể đã thất thiệt. Viết hồi ký
    trước hết là viết những điều mình mắt thấy tai nghe và tự làm là chính, mà
    viết về mình thì dễ “chủ quan”: bớt cái dở thêm cái hay là điều khó tránh
    khỏi; tôi ngập ngừng khi định viết hồi ký là vì vậy. Nhưng có một số việc,
    nếu mình không kể lại thì không ai biết, không ai nhớ, không ai viết, không
    ai làm sáng tỏ cho mình bằng mình. Thành ra viết hồi ký vừa là đóng góp sử
    liệu vừa là yên ủi mình. Trong lịch sử dù là lịch sử của một khoảng đời ngắn
    ngủi, mình chỉ là một tiếng của ngàn trùng ngọn sóng trên biển sôi động:
    ghi lại một tiếng, thật ra có nghĩa lý gì lớn lắm đâu, có thêm bớt gì lắm đâu?
    Nhiều lắm thì làm cho một số người mất thì giờ đọc, hay mất tiền mua. “Cọp
    chết để da, người ta chết để tiếng”; tục ngữ thì như vậy. Song, da, dầu là da
    cọp, nhiều năm rồi sâu mọt đục cũng hết. Tiếng, trừ ra tiếng của một số ít vĩ
    nhân, làm sao mà còn mãi với thời gian? Năm trăm năm sau cách mạng
    tháng Tám, dân ta sẽ còn nhớ chỉ tên của một mình cụ Hồ, mình ông Giáp.
    Cho nên, viết hồi ký này, tôi chỉ mong cho cháu một đời sau mình biết được
    rằng ông nó đã gắng sức làm tròn trách nhiệm ở đời, đã sống có nhân cách.
    Thế là đủ.
    Tôi chỉ viết hồi ký khoảng thời gian 1940-1945 vì đó là thời gian tôi sống có
    chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm. Tôi viết
    “Lời nói đầu” này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi
    ký lần thứ ba.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...