Tiến Sĩ Hồi kí trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Hồi kí trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
    Định dạng file word


    MỤC LỤC Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề. 2
    3. Mục đích nghiên cứu. 11
    4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát 11
    5. Phương pháp nghiên cứu. 12
    6. Đóng góp của luận án. 13
    7. Cấu trúc của luận án. 13
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI 14
    1.1. Hồi kí là một tiểu loại / dạng thức của kí 14
    1.1.1. Khái niệm kí văn học. 14
    1.1.2. Đặc trưng của thể kí văn học. 15
    1.1.2.1. Qua thông tin sự thật hướng đến thông tin thẩm mĩ 15
    1.1.2.2. Cái tôi tác giả có vai trò đặc biệt quan trọng. 17
    1.1.2.3. Một số cách xử lí riêng về nghệ thuật thể hiện. 18
    1.1.3. Các tiểu loại kí 20
    1.2. Đặc trưng của thể hồi kí 22
    1.2.1. Khái niệm hồi kí 22
    1.2.2. Hiện thực được phản ánh qua hồi ức và thường đậm tính chủ quan. 26
    1.2.3. Vị trí trung tâm và nổi bật của hình tượng tác giả. 30
    1.2.4. Sự đa dạng về kiểu loại, cấu trúc và định hướng thẩm mĩ 31
    1.3. Hành trình của hồi kí trong văn học Việt Nam 35
    Chương 2: HỒI KÍ GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1975. 40
    2.1. Những nhân tố tác động đến tư duy thể loại 40
    2.1.1. Nhu cầu ngoái lại quá khứ để tri ân và tuyên truyền cách mạng. 40
    2.1.2. Sứ mệnh tôn vinh con người tập thể. 41
    2.1.3. Nhu cầu nhìn lại con đường văn nghệ. 43
    2.2. Diện mạo hồi kí giai đoạn 1945 - 1975. 44
    2.3. Một số khuynh hướng hồi kí giai đoạn 1945 - 1975. 47
    2.3.1. Hồi kí cách mạng. 48
    2.3.1.1. Hiện thực và con người sử thi 48
    2.3.1.2. Cái tôi tác giả như hình ảnh tiêu biểu cho con người Việt Nam mới 53
    2.3.2. Hồi kí văn nghệ. 58
    2.3.2.1. Hiện thực đời sống văn chương, báo chí từ ống kính nhân chứng. 58
    2.3.2.2. Ý thức giãi bày, chia sẻ về nghề nghiệp. 61
    2.3.2.3. Dựng chân dung văn nghệ sĩ 67
    2.4. Một số nét đặc sắc về nghệ thuật 72
    2.4.1. Điểm nhìn trần thuật 72
    2.4.2. Giọng điệu trần thuật 75
    2.4.3. Ngôn từ nghệ thuật 82
    Chương 3: HỒI KÍ TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY 88
    3.1. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hồi kí 88
    3.1.1. Công cuộc đổi mới và nhu cầu nhận thức lại các vấn đề quá khứ. 88
    3.1.2. Khát vọng khẳng định giá trị cá nhân trong bối cảnh giao lưu hội nhập toàn cầu 90
    3.1.3. Sự trưởng thành của tư duy nghệ thuật 91
    3.2. Diện mạo của hồi kí từ sau 1975 đến nay. 94
    3.3. Một số đặc điểm cơ bản của hồi kí từ sau 1975 đến nay. 100
    3.3.1. Hiện thực và con người được nhìn từ kinh nghiệm cá nhân. 100
    3.3.2. Cái tôi trưởng thành được đề cao. 112
    3.3.3. Nghệ thuật thể hiện hướng tới tính hiện đại 126
    3.3.3.1. Trần thuật linh hoạt theo dòng hồi tưởng. 126
    3.3.3.2. Giọng điệu trần thuật phong phú, đa dạng. 133
    3.3.3.3. Ngôn từ cá tính hóa, đậm chất đời thường. 143
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    DANH MỤC TÁC PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THAM KHẢO VÀ KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN 164


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Hồi kí là thể loại văn học độc đáo, quá trình vận động của nó phản chiếu rõ nét trạng thái lịch sử - xã hội và mang đậm dấu ấn những biến thiên của thời đại. Dù ra đời và phát triển trên thế giới từ rất sớm, nhưng ở Việt Nam phải đến đầu thế kỉ XX hồi kí mới hình thành với sự xuất hiện lẻ tẻ một số tác phẩm có xu hướng pha trộn tự truyện. Từ sau 1945 trở đi, hồi kí mới thực sự phát triển, tuy có những bước thăng trầm nhưng vẫn không ngừng tự điều chỉnh tạo nên sức sống riêng của thể loại: thời kì chống Mỹ cứu nước, xuất hiện rầm rộ hồi kí cách mạng, ít có hồi kí văn học, khoảng từ đầu thập kỉ 90 trở đi, lại có sự bùng nổ hàng loạt hồi kí của các văn nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, các tướng lĩnh với những mối quan tâm khác nhau, những bút pháp rất đa dạng, và hồi kí văn học thực sự lên ngôi. Như vậy, đây là hiện tượng chứa đựng nhiều vấn đề có ý nghĩa lí luận và văn học sử rất cần được quan tâm nghiên cứu.
    1.2. Hồi kí vừa có điểm gần với các loại hình ngoài văn học như báo chí, ghi chép tư liệu, tiểu sử khoa học, nhật kí , vừa có sự giao thoa với các thể loại văn học khác như tự truyện, tiểu thuyết tự thuật Tuy nhiên, hồi kí văn học có quy luật vận động và đặc thù riêng: tái dựng hiện thực qua hồi ức và thường đậm tính chủ quan, cái tôi tác giả có vị trí nổi bật, sự đa dạng, phức tạp về kiểu loại, cấu trúc và định hướng thẩm mĩ Việc xác định khái niệm, đặc trưng của thể hồi kí thông qua sự biện giải, phân tích các hiện tượng sinh động trong thực tiễn sáng tác ở nước ta sẽ góp cái nhìn mới về thể loại, giúp đánh giá đúng hơn giá trị của nó sau một hành trình phát triển khá dài mà xung quanh việc nhìn nhận, định giá còn khá nhiều vấn đề phức tạp
    1.3. Sự vận động và phát triển phong phú, đa dạng của thể hồi kí từ sau 1945 đến nay là một phần quan trọng của nền văn học dân tộc. Đóng góp lớn nhất của nó là rọi chiếu vào quá khứ cái nhìn trải nghiệm chân thực, sinh động, gây ấn tượng mạnh đến mức hầu như các thể loại văn học hư cấu không vượt qua được. Các thể loại nhật kí, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật cũng sử dụng chất liệu “sự thật” nhưng chủ yếu khai thác ở góc độ tiểu sử, đời tư hoặc mở ra khả năng vô biên của sự tự hư cấu nên tính chân thật có phần mờ nhòe, trong khi hồi kí vừa dựng lên diện mạo quá khứ với mọi vấn đề phức tạp, những phần khuất lấp, thông qua kinh nghiệm của nhân chứng / người trong cuộc, vừa đi sâu mổ xẻ đời tư, nhân cách của cái tôi tác giả. Nó chứng minh một điều: cuộc sống chính là cái đẹp, có sức cuốn hút mạnh mẽ bởi vẻ sống động, phức tạp, bí ẩn muôn thuở. Nó cũng cho thấy vai trò của cá nhân trong thụ cảm cuộc sống. Hồi kí vừa giữ được tính xác thực, sống động của hiện thực vừa làm cho nó trở nên có tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn. Nghiên cứu thể loại, vì thế, có khả năng đưa đến cho độc giả nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp, giá trị của hồi kí đối với sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
    1.4. Trong thời đại dân chủ, con người được khuyến khích nhìn thẳng vào sự thật và ngày càng có điều kiện tiếp cận chân lí bởi khoa học công nghệ phát triển cao, sự bùng nổ thông tin và công cuộc giao lưu toàn cầu. Tri thức con người nhanh chóng được bồi đắp từ nhiều nguồn khác nhau khiến họ ngày càng có nhu cầu được can dự vào các vấn đề lịch sử và nhất là kiểm chứng chân lí: “Một thực tế không thể phủ nhận là độc giả ngày nay quan tâm nhiều đến bản thân cuộc đời các nguyên mẫu hiện thực, đến sự chân xác, trung thực khách quan của các chi tiết, sự kiện lịch sử. Đây lại chính là ưu thế lớn của hồi kí nói riêng và các tác phẩm kí nói chung” (Lý Hoài Thu). Điều này giải thích vì sao trong thị trường ấn phẩm sách báo phong phú và đa dạng hiện nay, nhiều người vẫn tìm đến hồi kí, thể loại tưởng chừng chỉ dành cho lớp độc giả lớn tuổi thích hồi cố hoặc giới học thuật có nhu cầu “khảo cổ”. Tìm hiểu thể loại này với tư cách là một “kênh” thông tin về “sự thật” qua góc nhìn của người trong cuộc là việc làm lí thú và bổ ích, vừa thỏa mãn tâm lí, thị hiếu của thời đại, vừa chia sẻ “cách đọc”, khơi gợi những định hướng tiếp cận dưới góc nhìn khách quan, khoa học
    Đó là những lí do cơ bản để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hồi kí trong văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay”.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Những nghiên cứu mang tính tổng quan
    Khái quát diện mạo của hồi kí trong đời sống văn học sau 1945, nhiều nhà nghiên cứu chú ý giải thích sự phát triển có tính lịch sử của nó qua các chặng đường. Bích Thu khẳng định sự bùng nổ và ưu thế của hồi kí vào những thập niên cuối thế kỉ XX. Theo bà, sự xuất hiện của những hồi kí “mang đậm dấu ấn cái tôi của nhà văn, thuật lại lai lịch, đời tư, đời viết, quan hệ chủ thể sáng tạo với đồng nghiệp, bạn văn, người thân và bạn đọc thu hút sự chú ý của người đọc đã chứng tỏ cái thế mạnh riêng của tác phẩm kí” [23, tr.411]. Một số ý kiến khẳng định hồi cố, hồi thuật với cảm hứng giải thiêng, nhận thức lại quá khứ là khuynh hướng nổi trội trong văn xuôi giai đoạn hiện nay. Thí dụ, Phong Lê nhấn mạnh sự xuất hiện nhiều tác phẩm mang khuynh hướng hồi kí, tự truyện: “Để nhớ về một quá khứ chưa xa, về một vùng hiện thực khuất nẻo, khó có ai biết, nhưng đã được viết với tư cách người trong cuộc, nên khó có thể ai viết thay, là Chuyện kể năm 2000, 2 tập (2000) của Bùi Ngọc Tấn, trong nối dài về trước với Tuổi thơ im lặng (1987) của Duy Khán,Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài cũng có thể xếp vào đây Thượng đế thì cười (2003) của Nguyễn Khải - một tiểu thuyết gần như tự truyện (autofiction) ” [73], còn Nguyễn Phượng khẳng định sự phát triển nổi trội của thể hồi kí, tự truyện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường: “Không ngẫu nhiên, thể loại hồi kí, tự truyện và tiểu thuyết tự truyện lại gần như chiếm thế thượng phong trong giai đoạn này. Công chúng dành sự quan tâm khá đặc biệt với một số tiểu thuyết tự truyện và hồi kí như Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) của Tô Hoài, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn ”. Sự quan tâm đó theo ông là do “xu hướng giải thiêng, giải ảo”, “sự thay đổi nhận thức và quan niệm về các hệ giá trị” và “cái nhìn tỉnh táo, duy thực đầy can đảm” của nhà văn trong việc “diễn đạt những sự thật từng bị che khuất bởi những chi phối của lịch sử và thời cuộc” [109]. Hà Minh Đức trong khi khảo sát mối quan hệ văn chương và thời cuộc cũng nhận định: “Trong tương lai sẽ có rất nhiều hồi kí, nhật kí xuất hiện khi người ta quan tâm đến cuộc đời riêng của nhiều loại người vốn có đóng góp hoặc nổi danh ở một lĩnh vực nào đó” [27].
    Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của hồi kí giai đoạn sau 1975 nằm trong xu thế phát triển chung của các dạng thức hồi cố, hồi thuật, tự truyện, nhằm thoả mãn nhu cầu khẳng định cái tôi cá nhân lúc bấy giờ như một qui luật tất yếu. Nhiều nhà


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    2. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2007), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập1, 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn), (2004), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
    4. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    5. Nguyễn Bảo, Viết hồi kí chiến tranh phải trung thực (trả lời phỏng vấn Tạp chí Văn nghệ Quân đội), Nguồn: CAND Online | Viết hồi ký chiến tranh phải trung thực - Viet hoi ky chien tranh phai trung thuc
    6. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí văn học, (9), tr.63 - 67.
    7. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    8. Nguyễn Thị Bình (1998), “Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết”, Tạp chí văn học, (7).
    9. Nguyễn Thị Bình, (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Nguyễn Thị Bình, (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay, Đề tài cấp Bộ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    11. Văn Chinh (2009), Tự truyện Lejeune và tự truyện Việt Nam, ai cần mặc nhờ áo ai? Nguồn: http://vanchinh.net.vn
    12. Văn Chinh (2008), Thầy tôi, nhà văn Sao Mai, Nguồn: http://vanchinh.net.vn
    13. Nguyễn Cừ (2006), Hồi kí, tự truyện - Sự thật trong mắt ai? (Trả lời phỏng vấn báo Văn nghệ công an, Hà Khải Hưng thực hiện), Nguồn: http://huongsenviet.vntab=detail_news&catid=OQ==&id=NTEOMg
    14. Nguyễn Văn Dân (2008), Hồi kí văn học - Tiềm năng và hạn chế, Nguồn: http://hoinhavanvietnam.vn/new.asp?cat.
    15. Lê Tiến Dũng (1991), “Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Tạp chí Cửa Việt, (6).
    16. Đinh Xuân Dũng (2004), Văn học Văn hóa, tiếp nhận và suy nghĩ, Nxb Từ điển bách khoa.
    17. Tường Duy (2009), Nhà văn Vũ Bằng - người hay kể tội mình, Nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/doi-song-van-hoc/196-nha-van-vu-bang .html
    18. Phạm Tiến Duật, Sự thật của ý tưởng và tâm linh mới là điều quan trọng nhất, Nguồn: CAND.COM | Công An Nhân Dân & An Ninh Thế Giới Online
    19. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây - Tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    20. Trần Thiện Đạo (2007), Bùi Ngọc Tấn kể chuyện bạn bè, viết về Một thời để mất, Nxb Hội nhà văn.
    21. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.
    22. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Tiếp cận văn học Việt Nam từ các lí thuyết phương Tây, kinh nghiệm lịch sử và đường hướng hiện tại, Nguồn:Văn học quê nhà
    23. Phan Cự Đệ (chủ biên), (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    24. Hà Minh Đức (1965), “Về khả năng phản ánh hiện thực của hồi kí, nhân đọc Sống như Anh”, Tạp chí văn học, (10), tr.31.
    25. Hà Minh Đức (chủ biên), (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    26. Hà Minh Đức, Hữu Nhuận (giới thiệu và tuyển chọn), (2001), Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    27. Hà Minh Đức (2009), Văn chương và thời cuộc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
    28. Hà Minh Đức (2010), Tô Hoài, sức sáng tạo của một đời văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Văn Giá (2000), Vũ Bằng bên trời thương nhớ, Nxb Văn hóa - Thông tin.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...