Tài liệu Hỏi đáp về WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÁI NIỆM VỀ WTO
    1.
    Hệ thống thương mại đa phương là gì?
    Đa phương có nghĩa là nhiều bên. Hệ thống thương mại đa phương trước hết được
    hiểu là hệ thống thương mại có nhiều nước cùng tham gia, cùng áp dụng những luật lệ,
    quy ước chung. Điều này đối lập với các mối quan hệ thương mại song phương, trong
    đó chỉ có hai nước tự thoả thuận những quy tắc điều chỉnh thương mại giữa hai nước
    đó với nhau.
    Trong WTO, từ đa phương có ý nghĩa phân định rõ rệt hơn. Hệ thống thương mại đa
    phương dùng để chỉ hệ thống thương mại do WTO điều chỉnh. Do không phải toàn bộ
    các nước trên thế giới đều là thành viên WTO nên đa phương sẽ chỉ phạm vi hẹp
    hơn toàn cầu. Mặt khác, đa phương cũng không đồng nghĩa với những thoả thuận
    của từng nhóm nước tại một khu vực nhất định trên thế giới, ví dụ như EU, ASEAN,
    NAFTA, v.v . Như vậy, đa phương là khái niệm đứng giữa toàn cầu và khu vực.
    Cần lưu ý rằng trong quan hệ quốc tế nói chung, đa phương có thể chỉ bất kỳ mối
    quan hệ nào có hơn hai nước trở lên tham gia.
    2.
    Tại sao ngày nay người ta lại nói nhiều đến đa phương?
    Đa phương không phải là quá mới. Hội Quốc liên (hoạt động từ năm 1919) và tổ chức
    kế thừa là Liên hợp quốc là một minh chứng của hệ thống đa phương.
    Với việc GATT có hiệu lực từ năm 1948, hệ thống thương mại đa phương chính thức
    ra đời và đến nay đã tồn tại hơn nửa thế kỷ. Mặc dù có thời gian tồn tại dài như vậy,
    nhưng trong nhiều năm, GATT vẫn chỉ là một nhóm nước hạn chế với một chủ đề duy
    nhất là cắt giảm thuế quan. Với những kết quả tích cực của Vòng Uruguay, GATT đã
    mở rộng phạm vi của mình hơn rất nhiều và trở thành một tổ chức chính thức - WTO.
    Sự có mặt của hầu hết các nền kinh tế lớn cũng như sự gia tăng số lượng thành viên
    làm cho GATT/WTO có một vị trí nổi bật trong thương mại toàn cầu.
    Do hệ thống đa phương áp dụng đồng loạt với nhiều nước nên thông qua hệ thống này,
    việc xây dựng các quy tắc chung về thương mại sẽ nhanh chóng hơn. Với nguyên tắc
    tối huệ quốc, việc đạt được những ưu đãi tại hệ thống này cũng có nghĩa là đạt được
    ưu đãi từ hơn một trăm nước thành viên khác. Một số nước cũng muốn sử dụng hệ
    thống này để giải quyết những vấn đề quan hệ thương mại song phương. Nếu như
    những nước nghèo thường bị những nước giàu chèn ép khi đàm phán thương mại song
    phương thì tại một diễn đàn đa phương, họ có thể góp chung tiếng nói để tạo nên một
    ảnh hưởng nhất định đối với những nước giàu.
    3.
    Thế nào là tự do hoá thương mại, những tác động của quá trình đó là gì?
    Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên nhằm làm
    cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn trên cơ
    sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là thuế quan, giấy phép xuất
    nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương
    pháp đánh thuế, v.v . Các hàng rào nói trên đều là những đối tượng của các hiệp định
    mà WTO đang giám sát thực thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...