Tiến Sĩ Hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    Danh mục các biểu đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tổng quan thừa cân, béo phì 4
    1.2. Hội chứng chuyển hóa 13
    1.3. Các nghiên cứu có liên quan 27
    1.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C 34
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì 54
    3.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa 65
    3.3. Các giá trị điểm cắt dự đoán hội chứng chuyển hóa 72
    3.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C 75
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1. Đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì 77
    4.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa 100

    4.3. Các giá trị điểm cắt dự đoán hội chứng chuyển hóa 115
    4.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C 121
    KẾT LUẬN 126
    KIẾN NGHỊ 128
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



































    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

    Chữ viết tắt Nghĩa

    CC Chiều cao
    CN Cân nặng
    BP Béo phì
    ĐTĐ Đái tháo đường
    HCCH Hội chứng chuyển hóa
    HA Huyết áp
    HAtt Huyết áp tâm thu
    HAttr Huyết áp tâm trương
    TC Thừa cân
    TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
    VE Vòng eo
    VM Vòng mông














    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI

    Chữ viết tắt Chữ gốc- Nghĩa
    ASP Acylation stimulating protein - Protein kích thích sự acyl hóa
    AUC Area Under the Curve- Diện tích dưới đường cong
    BFP Body fat percentage -Tỷ lệ mỡ cơ thể
    BMI Body mass index- Chỉ số khối cơ thể
    CRP C reactive protein- Protein phản ứng C
    CT Cholesterol- Cholesterol
    HDL High density lipoprotein- Lipoprotein tỷ trọng cao
    HOMA-IR Homeostasis model assessement of insulin resistance-
    Mô hình khảo sát hằng định nội môi-tình trạng kháng insulin
    IDF International Diabetes Federation- Hội Đái tháo đường Quốc tế
    IFG Impaired fasting glucose- Suy giảm glucose lúc đói
    IGT Impaired glucose tolerance- Suy giảm khả năng dung nạp glucose
    IL-1 Interleukin-1- Interleukin-1
    IL-6 Interleukin-6- Interleukin-6
    LDL Low density lipoprotein- Lipoprotein tỷ trọng thấp
    MCP-1 Monocyte chemoattractant protein-1-
    Protein hướng động tế bào đơn nhân
    NCEP National Cholesterol education program-
    Chương trình giáo dục Cholesterol Quốc gia
    NCEP-ATP III National Cholesterol education program Adult treatment panel III
    -Báo cáo lần thứ 3 của Ban cố vấn Chương trình giáo dục
    Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ dành cho người lớn
    NHANES Nationnal Health Nutrition examination survey-
    Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia
    PAL-1 Plasminogen activator inhibitor-1-
    Chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1
    TG Triglycerid- Triglycerid
    VLDL Very low density lipoprotein-Lipoprotein tỷ trọng rất thấp
    WHO World Health Organization -Tổ chức Y tế Thế giới


    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng Tên bảng Trang

    Bảng 1.1. Các mức độ BMI người châu Á trưởng thành 7
    Bảng 1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH trẻ em của Cook, De Ferranti, Weiss 15
    Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo các độ tuổi của IDF 15
    Bảng 1.4. Đánh giá bilan lipid máu theo ATP III 30
    Bảng 2.1. Đặc điểm của người bệnh và sự thay đổi CRP 41
    Bảng 2.2. Đánh giá tỷ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972) 46
    Bảng 2.3. Minh họa giá trị cắt theo bảng 2X2 49
    Bảng 2.4 . Phân loại các biến số 51
    Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới 54
    Bảng 3.2. Phân bố tình trạng TC, BP theo giới tính 54
    Bảng 3.3. Phân bố các mức BMI 55
    Bảng 3.4. Trị số trung bình các chỉ số nhân trắc theo mức độ TC, BP và
    theo giới tính 55
    Bảng 3.5. Trị số trung bình chỉ số nhân trắc giữa nam và nữ theo mức độ
    TC, BP 56
    Bảng 3.6. Trị số trung bình các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng giữa nam
    và nữ theo mức độ TC, BP 57
    Bảng 3.7. Trị số trung bình BFP theo giới tính và vòng eo 58
    Bảng 3.8. Phân bố BFP theo tiêu chuẩn phân loại của Lohman (1986)
    và Nagamine (1972) 58
    Bảng 3.9. Trị số trung bình BFP theo các mức BMI và giới tính 59
    Bảng 3.10. Huyết áp 60
    Bảng 3.11. Trị số trung bình bilan lipid máu và glucose máu 60
    Bảng 3.12. Liên quan rối loạn lipid máu theo các mức độ BMI 61
    Bảng 3.13. Rối loạn từng thành phần lipid máu 62
    Bảng 3.14. Tỷ số Cholesterol/HDL-C 62


    Bảng Tên bảng Trang

    Bảng 3.15. Rối loạn glucose máu lúc đói 62
    Bảng 3.16. Liên quan lâm sàng, cận lâm sàng theo các mức độ BMI 63
    Bảng 3.17. Tương quan các chỉ số nhân trắc, BFP, HA và chi số lipid máu 64
    Bảng 3.18. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa 65
    Bảng 3.19. Phân bố HCCH theo giới tính 66
    Bảng 3.20. Liên quan giữa HCCH và mức độ TC, BP 66
    Bảng 3.21. Trị số trung bình đặc điểm lâm sàng của HCCH theo giới tính 67
    Bảng 3.22. Trị số trung bình đặc điểm cận lâm sàng của HCCH theo giới tính 68
    Bảng 3.23. Liên quan hội chứng chuyển hóa và cholesterol 69
    Bảng 3.24. Liên quan hội chứng chuyển hóa và LDL-C 69
    Bảng 3.25. Liên quan hội chứng chuyển hóa và tỷ số CT/HDL-C 70
    Bảng 3.26. Liên quan đặc điểm các tiêu chí của HCCH 71
    Bảng 3.27. Đặc điểm các tiêu chí chẩn đoán HCCH và BFP 72
    Bảng 3.28. Giá trị CRP 75
    Bảng 3.29. Liên quan giữa HCCH và CRP 76
    Bảng 4.1. Chỉ số nhân trắc học sinh 10-15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh 80
    Bảng 4.2. BFP theo tuổi và giới tại Trung Quốc 84
    Bảng 4.3. So sánh các tiêu chí của HCCH trẻ em BP tại Braxil và Ý 107
    Bảng 4.4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch với HCCH 107
    Bảng 4.5. Tương quan chỉ số nhân trắc với lipid máu và HA 114
    Bảng 4.6. Các yếu tố nguy cơ tim mạch với giá trị cắt chẩn đoán HCCH 116
    Bảng 4.7. Giá trị cắt VE trẻ emTrung quốc từ 10-15 tuổi 117
    Bảng 4.8. Tiêu chí chẩn đoán HCCH ở trẻ em TC, BP và nhóm chứng 118
    Bảng 4.9. Tỷ lệ CRP và các tiêu chí của HCCH 123






    DANH MỤC CÁC HÌNH


    Hình Tên hình Trang

    Hình 1.1. Mô mỡ như một cơ quan nội tiết 17
    Hình 1.2. Béo phì-Leptin và tăng huyết áp 18
    Hình 1.3. Cấu trúc phân tử CRP 34
    Hình 2.1. Minh họa phương pháp đo vòng eo 43
    Hình 2.2. Minh họa cân đo lượng mỡ cơ thể HBF-356 45
    Hình 2.3. Lưu đồ chọn mẫu nghiên cứu 53
    Hình 4.1. Béo phì - kháng insulin và tăng huyết áp 87
    Hình 4.2. Sơ đồ các sự ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều hòa năng lượng 98
    Hình 4.3. Sơ đồ Dinh dưỡng vòng đời và các bệnh mạn tính 103
    Hình 4.4. Vai trò của acid béo tự do trong đề kháng insulin và béo phì 111
    Hình 4.5. Đề kháng insulin và các biến chứng 112
















    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

    Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC của BMI đối với nam 73
    Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC của BMI đối với nữ 73
    Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC của vòng eo đối với nam 74
    Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của vòng eo đối với nữ 75
    Biểu đồ 4.1. Khuynh hướng béo phì trẻ em nam từ 6-20 tuổi 78
    Biểu đồ 4.2. Khuynh hướng béo phì trẻ em nữ từ 6-20 tuổi 78

    1

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng
    đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI này. Theo Hiệp Hội Đái tháo đường
    quốc tế (IDF), hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại
    dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng
    sống con người và tốn kém đáng kể ngân sách về y tế của nhiều nước trên thế giới
    [21],[25].
    Tần suất và tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ngày càng tăng và có khuynh hướng
    tăng dần theo tuổi. Theo Nationnal Health Nutrition Examination Survey III
    (NHANES III: khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe Quốc gia tại Hoa Kỳ) tỷ lệ hội
    chứng chuyển hóa ở độ tuổi trên 20 là 25%, gia tăng trên 45% ở độ tuổi trên 50. Hội
    chứng chuyển hóa liên quan đến khoảng 24% người trưởng thành, khoảng 47 triệu
    người bị hội chứng chuyển hóa trong đó 44% người trên 50 tuổi tại Hoa Kỳ. Hội
    chứng chuyển hóa gặp ở 10% phụ nữ và 15% nam giới với dung nạp glucose bình
    thường và 78% và 84% người bị đái tháo đường type 2.
    Béo phì và các bệnh mạn tính không lây đã và đang gây ra hậu quả nghiêm
    trọng về sức khỏe con người cũng như gánh nặng cho nền kinh tế. Chính vì vậy,
    năm 2000 Tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản chuyên khảo "Béo phì-dự phòng và
    kiểm soát nạn dịch toàn cầu", trong đó kêu gọi các quốc gia cần có các hành động
    tích cực đối phó với nạn dịch này [137].
    Nghiên cứu 52 trẻ béo phì từ 7-10 tuổi của Ferreira [59], tỷ lệ mắc hội chứng
    chuyển hóa là 17,3% với chỉ số khối cơ thể >95 th
    percentile, tăng triglycerid, giảm
    lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng glucose máu và tăng huyết áp. Gần đây theo nghiên
    cứu của Weiss năm 2005 báo động tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cũng đang gia tăng ở
    trẻ em, tỷ lệ này là 38,7% ở trẻ em béo phì mức độ trung bình và 49,7% ở mức độ
    nghiêm trọng [134].
    Người lớn nội thành-thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 tỷ lệ mắc HCCH là
    12% (đã hiệu chỉnh theo giới và tuổi), 18,5% chưa hiệu chỉnh, tỷ lệ này trên phạm vi 2

    toàn quốc là 13%, trong đó khoảng 20% dân số sống tại các thành phố lớn. Năm
    2007 tại Hà Nội, tỷ lệ HCCH là 13,1% và tỷ lệ này ở nhân viên Y tế năm 2008 tại
    thành phố Hồ Chí Minh khá cao là 12%. Đây là một con số đáng lưu ý vì đối tượng
    của nghiên cứu này là những người có kiến thức y học.
    Hội chứng chuyển hóa có liên quan chặt chẽ với thừa cân, béo phì. Điều này đã
    gợi mở sự quan tâm về phương diện dịch tễ học và tiếp cận dự phòng trong lĩnh vực
    các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Bệnh tim mạch người lớn có nguồn gốc từ các
    rối loạn chuyển hóa ở thời kỳ trẻ em [56],[76],[134] nên việc phòng ngừa xơ vữa
    động mạch sớm sẽ thu nhận được kết quả khả quan hơn [71],[82],[87],[117]. Bệnh
    tim mạch và tử vong từ bệnh tim mạch chỉ là phần nổi của tảng băng mà bên dưới là
    hàng loạt các bất thường về chuyển hóa đã xuất hiện âm thầm từ trước.
    Gần đây các nghiên cứu có ghi nhận Protein phản ứng C tăng gần gấp 2 lần ở
    nhóm có hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có hội chứng chuyển hóa.
    Nghiên cứu tại Châu Âu trong số đối tượng có cơn đau thắt ngực cũng đã ghi nhận,
    giá trị Protein phản ứng C tăng cùng với chỉ số khối cơ thể [63].
    Năm 2008 tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Biên Hòa-Đồng Nai là 7,22% [18]. Tình
    hình kinh tế ngày càng phát triển nhất là trong giai đoạn hiện nay mỗi gia đình chỉ
    có từ một đến hai con, tỉ lệ thừa cân và béo phì sẽ tăng nữa trong vài năm đến.
    Để xây dựng hệ thống giám sát, can thiệp hội chứng chuyển hóa một cách có
    hiệu quả, chúng ta luôn cần có các số liệu cơ bản về thực chất của vấn đề này, nhưng
    ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân,
    béo phì. Xuất phát từ những luận điểm trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Hội chứng
    chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi" nhằm góp phần phát hiện và
    dự phòng những hậu quả do hội chứng chuyển hóa gây ra, từ đó góp phần làm giảm
    chi phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi.
    Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở học sinh
    thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai là bao nhiêu?
    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng chuyển hóa trên dân số nghiên
    cứu như thế nào?. 3

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Mục tiêu tổng quát:
    Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi
    tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai.
    - Mục tiêu chuyên biệt:
    1. Xác định một số đặc điểm của trẻ em thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi:
    - Phân bố tuổi, chỉ số khối cơ thể.
    - Trị số trung bình các chỉ số nhân trắc, tỷ lệ mỡ cơ thể.
    - Tỷ lệ tăng huyết áp.
    - Trị số trung bình và tỷ lệ rối loạn lipid, glucose máu.
    - Mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc, tỷ lệ mỡ cơ thể với huyết áp và
    lipid máu.
    2. Xác định các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo
    phì từ 10-15 tuổi:
    - Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa.
    - Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng chuyển hóa.
    3. Xác định giá trị điểm cắt của chỉ số khối cơ thể và vòng eo dự đoán hội
    chứng chuyển hóa.
    4. Xác định mối liên quan giữa protein phản ứng C với hội chứng chuyển
    hóa.
     
Đang tải...