Tiểu Luận Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế thị trường thời kỳ quá đ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu tham khảo

    1. C. Mác tư bản quyển 2 - tập 2.
    NXB Sự thật Hà Nội - 1963.
    2. Luật doanh nghiệp.
    3. Tạp chí phát triển kinh tế.
    4. Tạp chí ngân hàng.
    5. Tạp chí tuần hoàn và chu chuyển vốn.
    6. Tạp chí tài chính tiền tệ số 2 năm 1999.
    7. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước từ Đại hội Đảng VI đến dự thảo Đại hội IX.
    8. Các tài liệu tham khảo khác.
    mục lục

    Lời nói đầu 1
    I. Mở đầu
    1. Cơ sở lý luận
    2. Cơ sở thực tiễn
    II. Nội dung
    A. Tuần hoàn tư bản.
    1. Ba giai đoạn của sự vận động của tư bản và sự biến hoá hình thái của tư bản
    2. Sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
    B. Chu chuyển của tư bản.
    1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển của tư bản
    2. Tư bản cố định và tư bản lưu động
    3. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản và phương pháp làm tăng tốc độ ấy
    C. Sự vận dụng ở nước ta trong việc quản lý các doanh nghiệp
    1. Việc huy động vốn.
    2. Nâng cao việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp
    3. Những chính sách cơ bản nhằm nâng cao vai trò chủ đạo và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    Lời nói đầu.
    Phát triển kinh tế xã hội là một yêu cầu đòi hỏi cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nhưn một nền kinh tế nhanh hay chậm lại phụ thuộc vào những chính sách cụ thể của từng quốc gia và các bộ ngành ở quốc gia đó. Vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” Đảng và Nhà nước cùng các bộ, ngành đã nỗ lực cố gắng đưa ra các chính sách đúng đắn và các biện pháp giải quyết phù hợp để đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, mạnh.
    Trong nội dung bài viết này đề cập đến một góc độ cho nền kinh tế có suy thoái, có thể phát triển nhanh hay chậm.
    Đề tài: “Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tuu+ bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta” là một đề tài rộng lớn và phức tạp. Do trình độ có hạn chế và nhận thức chưa cao, hy vọng sẽ nhận được lời góp ý chân thành từ phía bạn đọc và thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của thầy giáo và bạn bè để bài viết này đầy đủ hơn.
    I. Mở đầu.
    1. Cơ sở lý luận.
    Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư. Vì vậy, sau khi đã nghiên cứu các quá trình khác, cần nghiên cứu quá trình lưu thông để xác định rõ hơn nữa vị trí của lưu thông và tác dụng tích cực của nó đối với sản xuất cũng như đối với nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậ để nhân dân ta được no, ấm hơn và thoả mãn các nhu cầu khác cao hơn.
    Việc nghiên cứu quá trình lưu thông của tư bản còn cung cấp cho chúng ta một số cơ sở lý luận chung về vấn đề này để nghiên cứu kinh tế xã hội chủ nghĩa, chẳng hạn như lý luận về tư bản cố định và tư bản lưu động, thời gian sản xuất, thời gian lưu thông . Vì lưu thông tư bản là quá trình biến tư bản từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá và từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Theo nghĩa rộng thì lưu thông tư bản chính là sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất, cho nền lưu thông là khâu quan trọng mà chúng ta đề cập tới. Nếu xử lý tốt khâu này thì nền kinh tế sẽ thuận lợi trong việc sử dụng vốn, rút ngắn thời gian chu kỳ vốn quay vòng, các khâu trao đổi và mua bán khác.
    Nước ta đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực do điểm xuất phát thấp, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nên nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách tụt hậu ngày một gần hơn.
    2. Cơ sở thực tiễn.
    Nghiên cứu sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản có ý nghĩa thực tiễn đối với chúng ta. Vì nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nền trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi chúng ta phải quay vòng vốn nhanh, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả. Có như vậy mới nâng cao được lợi nhuận, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn.
    Dựa vào nhu cầu về vốn và việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Nhà nước và các bộ nghành có thể đưa ra các chính sách thoả đáng nhằm thu hút vốn ở trong nước hoặc đầu tư nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu vốn và có các chính sách cụ thể đối với từng doanh nghiệp, xây dựng công cụ quản lý các doanh nghiệp.
    Nhà kinh tế A. Smith vì: “tiền là dầu mỡ bôi trơn cỗ xe kinh tế, là bánh xe vĩ đại của lưu thong”^. Vì vậy nghiên cứu vấn đề lưu thông có ý nghĩa thực tiễn đối với chúng ta trong khi nền kinh tế thị trường đang diễn ra náo nhiệt, sôi động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...