Luận Văn Học thuyết tích lũy tư bản và sự vận dụng học thuyết này vào nền kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: HỌC THUYẾT TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ SỰ VẬN DỤNG HỌC THUYẾT NÀY VÀO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM



    LỜI CẢM ƠN


    Trong quá trình viết bài cũng như để đi đến hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Học thuyết tích lũy tư bản và sự vận dụng học thuyết này vào nền kinh tế Việt Nam”. Cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trung tâm học liệu trường Đại Học cần Thơ, thư viện Khoa Khoa học Chính trị, và tất cả các thày cô trong Khoa Khoa học Chính trị. Và đặc biệt là thầy Phan Văn Phúc là người luôn tận tình hướng dẫn giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này.


    Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên luận vãn sẽ có những sai sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của thầy cô, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
    MỤC LỤC


    Mục lục 1


    Chương mở đầu: Mở Đầu 3


    1. Lí do chọn đề tài .3


    2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 4


    3. Phạm vi nghiên cứu 4


    4. Tập trung làm rõ vấn đề .4


    5. Kết cấu luận văn .4


    Phần Nội Dung


    Chương 1: Học thuyết về tích lũy tư bản của C.Mác 5


    1.1 Những vấn đề chung về tích lũy tư bản .5


    1.1.1 Thực chất của tích luỹ tư bản 5


    1.1.2 Động cơ của tích luỹ tư bản .6


    1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của tích luỹ tư bản .6


    1.2 Các quy luật của tích lũy tư bản 9


    1.2.1 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư


    bản .9


    1.2.2 Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày


    càng tăng .10


    1.2.3 Quá trình tích lũy tư bản là việc sản xuất nhân khẩu thừa tương đối


    ngày càng nhiều 11


    1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .14


    Chương 2: Sự vận dụng học thuyết về tích lũy tư bản vào nền kinh tế Việt


    Nam .15


    1. Vai trò của tích lũy vốn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15


    1.1 Tích tụ và tập trung vốn trong nước 15


    1.2 Vai trò của tích lũy vốn 15


    2. Thực trạng về tích lũy vốn trong nước và các nguồn vốn bên ngoài 19


    2.1 Thực trạng về nguồn vốn trong nước .19


    2.1.1 Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước 19


    2.1.2 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân .23
    2.1.3 Thị trường vốn .25


    2.2 Thực trạng về vốn đầu tư nước ngoài 26


    2.2.1 Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức .27


    2.2.2 Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 29


    2.3 Kết luận về thực trạng vốn .32


    3. Những giải pháp tăng cường tích lũy vốn ở Việt Nam .35


    3.1 Cần thiết thành lập một quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam .35


    3.2 Tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách đầu tư 35


    3.3 Tích tụ và tập trung vốn qua ngân hàng và thị trường chứng khoán 35


    3.4 Tích tụ và tập trung vốn để hình thành nên những tập đoàn kỉnh tế lớn


    có khả năng cạnh tranh trên thị trường 36


    3.5 Tích tụ và tập trung vốn trong các hộ gia đình .37


    Phàn III: Kết Luận .38


    Tài liệu tham khảo .40
    CHƯƠNG MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài:


    C.Mác nhà kinh tế học lỗi lạc của Đức. Ông đã để lại cho nhân loại biết bao nhiêu học thuyết mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, có thể kể đến học thuyết tích lũy tư bản. C.Mác cho rằng: những thành tựu kinh tế kỹ thuật và sự thay đổi có thể kèm theo trong quan hệ xã hội và kinh tế. Đặc biệt, là việc tích lũy tư bản, được C.Mác cho rằng là những động lực của lịch sử. Ông cho rằng những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng này của C.Mác dựa trên nhận định: một khi tích tụ tư bản đã tới điểm tột cùng là chủ nghĩa tư bản độc quyền thì mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ phá vỡ trật tự xã hội cũ, nhường chỗ cho trật tự xã hội mới. Bởi vậy, tích lũy tư bản có vai trò rất lớn. Bên cạnh đó, qua tích lũy tư bản chúng ta sẽ có được nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Những vấn đề trên đã được học thuyết tích lũy tư bản của C.Mác chứng minh một cách sâu sắc.


    Còn đối với Việt Nam, ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ có đường lối, kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế là chưa đủ, còn cần nguồn lực vật chất tương ứng đi kèm. Nguồn vốn không chỉ quyết định đến quy mô, tính chất dự án mà còn có ảnh hưởng lớn đến kết quả dự án đó cả về thời gian hoàn thành, lẫn phạm vi ảnh hưởng, vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, để có công nghệ tiên tiến, để tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất theo chiều sâu và cuối cùng cơ cấu sử dụng vốn sẽ là điều quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.


    Với Việt Nam, chúng ta đã có bước khởi đầu đáng mừng, tuy nhiên không thể phủ nhận tình trạng khan hiếm vốn trong nước. Việt Nam muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết cần có một nguồn vốn lớn. Đe làm được điều đó chúng ta càn phát huy những nguồn lực trong nước, và thu hút vốn đàu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhận thức được tầm quan trọng của việc tích lũy và thu hút vốn đối với nước ta hiện nay, cũng như những lý luận sắc bén của học
    thuyết tích lũy tư bản của C.Mác đem lại. Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài này.


    2.Mục đích và phương pháp nghiên cứu -Mực đích:


    + Mục đích lý luận: tìm hiểu sâu hơn về lý luận tích lũy tư bản của C.Mác và những sự thay đổi trong bối cảnh hiện nay.


    +Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta.


    -Phương pháp nghiên cứu:


    +Phương pháp cơ bản là phương pháp biện chứng duy vật và phương pháp trừu tượng hóa khoa học.


    +Phương pháp lịch sử logic và phương pháp phân tích tổng hợp. Để nhận thức hiện thực khách quan về học thuyết tích lũy tư bản và sự vận dụng nó vào thực tiễn.


    3.Phạm vi nghiên cứu


    Luận văn phân tích lý luận tích lũy tư bản của C.Mác. Thấy được vai trò ý nghĩa của học thuyết đối với quá trình tích lũy vốn ở nước ta trong thời kì hiện nay.


    4.Đối tượng nghiên cứu


    -Thực chất tích lũy tư bản.


    -Động cơ tích lũy tư bản.


    -Quy luật tích lũy tư bản.


    -Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.


    -Khả năng ứng dụng học thuyết về vấn đề tích lũy vốn ở nước ta hiện nay.


    5.Kết cấu luận văn.


    Ngoài phần mở đầu, kết luận. Luận văn gồm có hai chương: chương một: học thuyết về tích lũy tư bản của C.Mác. Chương hai: sự vận dụng học thuyết về tích lũy tư bản vào nền kinh tế Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    • 81-.pdf
      Kích thước:
      10.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...