Tiểu Luận Học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội

    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ khi chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào, chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác-Lênin, của chủ nghĩa xã hội càng có dịp vu cáo, xuyên tạc hòng bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó học thuyết về hình thái kinh tế -xã hội là một trong đIểm lý luận bị công kích từ nhiều phía, bi xuyên tạc và vu cáo một cách trắng trợn.
    Sự công kích đó của kẻ thù có cả ở ngoài nước và trong nước. Alvin Toffler nhà tương lai học với bộ sách gồm 5 tác phẩm:cú sốc tương lai, lán sóng thứ 3, thăng trầm quyền lực, chiến tranh và chống chiến tranh,tạo dựng một nên văn minh mới, đã đưa ra một cách tiếp cận mới:tiếp cận theo nền văn minh.Ông cho rằng:”Cách tiếp cận theo nên văn minh” đứng ở đIểm cao hơn cách tiếp cận hình tháI, vì đã xuất phát từ nền văn minh hậu công nghiệp, trong khi tiếp cận hình thái kinh tế-xã hội chỉ dựa trên nền văn minh công nghiệp.
    Do đó hơn lúc nào hết, những người cách mạng phải đấu tranh với các quan đIểm thù địch nhằm bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội nói riêng .
    Mục đích của tiểu luận này là em muốn làm rõ hơn về mặt học thuyết Mác về hình tháI kinh tế –xã hội.
    Kết cấu tiểu luận gồm có 3 phần:
    PhầnI:Học thuyết Mác về hình thái kinh tế -xã hội.
    Phần II:Tính khoa học và cách mạng của học thuyết Mác về hình thái kinh tế-xã hội.
    Phần III:Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người, chúng ta thấy không phải mọi nước đều phải tuần tự trải qua các chế độ cộng sản nguyên thuỷ,nô lệ, phong kiến, tư bản. Trong thời đai phong kiến có nước còn ở trình độ bộ tộc, nhưng do nhiều nhuyên nhân đã phát triển thành chế độ phong kiến. Trong thời đại TBCN, có nước còn ở trình độ thấp cũng đã đi vào quỹ đạo phát triển TBCN. Cho nên, trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta hoàn toàn có thể đưa đất nước tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN.
    + Đất nước tiến lên CNXH là con đường phù hợp với tực tiễn của cách mạng nước ta. Chúng ta hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Giữa cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với cách mạng XHCN không hề có bức tường ngăn cách. Ngay trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng ta lãnh đạo đã chứa đựng nhiều nhân tố XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân tố dân tộc và giai cấp gắn bó chặt chẽ với nhau . Lòng yêu nước của nhân dân là yêu nước XHCN, mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân đều dựa trên nền tảng liên minh công nông; quân đội nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc sâu sắc
    + Lẽ nào lịch sử lại chấp nhận một sự ngược đời là sau cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thành công lại xoá bỏ chính quyền dân chủ nhân dân, thiết lập nên chính quyền giai cấp tư sản, chuyển toàn bộ TLSX và tài nguyên của đất nước vào tay các ông chủ tư bản, biến chế độ ta thành chế độ TBCN và nhân dân ta thành kẻ nô lệ làm thuê.
    + Trước sau như một, Đảng ta nhân dân ta, quyết tâm phấn đấu tiến lên phía trước, xây dựng một chế độ xã hội thực sự có tự do, ấm no hạnh phúc và hoà bình, nhất quyết không đi vào CNTB, một chế độ mà lịch sử đã lên án.
    Quá trình phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, phụ thuộc vào quy luật khách quan độc lập với ý muốn của con người. Nhưng, con người lại hoàn toàn không bất lực trước quy luật . Con người có thể nhận thức được quy luật khách quan và tạo ra đIều kiện để quy luật phát huy tác dụng có lợi cho mình. Đó là tính năng động chủ quan của ý thức xã hội của con người.
    Trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tích cực nghiên cứu toàn diện chủ nghĩa Mác –Lênin và tiếp tục khẳng định những giá tri bền vững của học thuyết hình thái kinh tế -xã hội , học thuyết giá tri thặng dư, học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung thời đai ngày nay.Đối với học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội, các nhà khoa học Việt Nam thống nhất khẳng định: “Học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của Màc ra đời là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử loài người, cung cấp phương pháp luận khoa học để phân tích quá trình hình thành, vân động và phát triển của phương thức sản xuất. Ngày nay các kiến thức khoa học và thực tiễn phát triển xã hội phong phú, đa dạng cần được nghiên cứu để “thêm da, thêm thịt” cho học thuyết đó. Cơ sở khoa học về những quy luật chung nhất của sự vân động và phát triển xã hội mà học thuyết hình thái kinh tế xã hội chỉ ra thì vẫn giữ nguyên giá trị”
    Vì đây là tiểu luận đầu tiên em viết nên có nhiều thiếu xót em mong các thầy cô giáo góp ý để các tiểu luận sau em sẽ viết tốt hơn.Em xin trân thành cảm ơn.
     
Đang tải...